02/06/2020
Ngày 02/06/2020, Đại sứ quán Ấn Độ cùng với Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Những vấn đề biến đổi môi trường và phản ứng của Ấn Độ”. Tham gia Tọa đàm, phía Đại sứ Ấn Độ bao gồm: Ngài Pranay Verma, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam, Ngài Sushil Prasad, Bí thư Thứ nhất phụ trách chính trị, Thông tin và báo chí. Khách mời có PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng, Nguyên Viện trưởng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, bà Hoàng Thị Minh Hiền, Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt- Ấn TP Hà Nội, TS. Phạm Thị Hà, Học viện Phụ nữ, TS. Phạm Thị Trầm và Lê Hồng Ngọc từ Viện Địa lý nhân văn. Phía Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, có PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng, TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng và toàn thể các cán bộ nghiên cứu của Viện.
Tại buổi tọa đàm, Ngài Pranay Verma đã trình bày về vấn đề biến đổi môi trường và ứng phó của Ấn Độ. Trong bài trình bày của mình, Ngài cho rằng Ấn Độ và Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu đến từ hoạt động của con người, tạo nên tình trạng nóng lên trên toàn cầu, và cần những ứng phó mang tính toàn cầu. Việt Nam và Ấn Độ chia sẻ những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu do đều là các quốc gia đông dân, đang phát triển, với ngồn tài nguyên hữu hạn, nên dễ bị tổn thương. Chính phủ và người dân Ấn Độ có quan điểm tôn trọng môi trường và “bà mẹ” thiên nhiên. Để khắc phục với những thách thức từ biến đổi khí hâu, Ấn Độ đã có những ứng phó, bao gồm công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và phản ứng toàn cầu, và các kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khói hậu (NAPCC), đề cập tới các nhiệm vụ quốc gia (8+4), với 8 nhiệm vụ (năm 2010): sử dụng năng lượng mặt trời và sử dụng năng lượng hiệu quả, môi trường sống đô thị, nước, hệ sinh thái Himalaya, Ấn Độ xanh, Nông nghiệp, kiến thức chiến lược, và bổ sung 4 nhiệm vụ vào năm 2015 bao gồm: gió, sức khỏe, biến chất thải thành năng lượng, vùng ven biển. Ngoài ra, Ấn Độ thể hiện sự chủ động đối phó với biến đổi khí hậu như đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên hóa thạch truyền thống, khuyến khích sử dụng các năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Năm 2019, Thủ tướng Modi đã phát biểu tại Hội nghị hành động khí hậu của Liên hợp Quốc và năm 2015, Ấn Độ và Pháp đồng khởi xướng Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (2015). Hiện nay Liên minh có 80 quốc gia thành viên và Việt Nam là đối tác được Liên minh mời tham gia. Năm 2019, Liên minh đã đặt tấm pin mặt trời của Ấn Độ lên nóc trụ sở LHQ tại New Yorrk, đây là biểu tượng cho trách nhiệm đối với môi trường của Ấn Độ.Ngoài ra, năm 2019, Ấn Độ tham gia nhiều chương trình bảo vệ môi trường được thực hiện như Nhóm lãnh đạo trong ngành, Liên minh về cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai (CDRI) và phong trào chống các sản phẩm nhựa dùng một lần tại Ấn Độ. Những tuyên bố về môi trường và chống biến đổi khí hậu của Thủ tướng Modi tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hâu của LHQ (2019) thể hiện cam kết đối với việc bảo vệ môi trường và trách nhiệm phòng tránh biến đổi khí hậu
Sau phần trình bày của Đại sứ Ấn Độ, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung bày tỏ: sự đồng thuận với quan điểm tôn trọng thiên nhiên của Ấn Độ, ủng hộ các chính sách quốc tế về môi trường; Chính phủ Việt Nam tập trung xử lý các vấn đề trong nước và đã có những quyết định tăng trưởng bền bững, phát triển kinh tế- xã hội song song với bảo vệ môi trường.
Tọa đàm đã nhận được các ý kiến đóng góp của các khách mời tham dự như PGS. Nguyễn Duy Dũng và TS. Phạm Thị Trầm với những chia sẻ về nhận thức và ứng phó của Việt Nam về biến đổi khí hậu, như vấn đề phát triển kinh tế sử dụng năng lượng tái tạo được, vấn đề chống xâm nhập mặn tại đồng bằng Sông Cửu Long. Các học giả tham gia đều đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Ấn Độ đối với việc ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, bày tỏ mong muốn phía Ấn Độ chia sẻ những kinh nghiệm về ứng phó nói trên với Việt Nam.
Author: Phạm Thủy Nguyên
Giới thiệu cuốn sách “Nữ giới Phật giáo với báo chí” (Chủ biên: TS. Ni sư Như Nguyệt, TS. Lê Thị Hằng Nga, TS. Trần Thanh Thủy)
Giới thiệu cuốn sách “Quan hệ giữa Ấn Độ với một số nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam” (Chủ biên: Lê Thị Hằng Nga)
Giới thiệu cuốn sách “India – Vietnam Enhancing Partnership” (Co-editors: Jayachandra Reddy G & Nguyen Xuan Trung)
Giới thiệu cuốn sách “Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2018: Những vấn đề văn hóa, xã hội và phát triển (Chủ biên: Trần Hoàng Long)