18/06/2019
Ngày 18/6/2019, tại Hội trường tầng 6, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã tổ chức Toạ đàm Khoa học mang chủ đề “Sự hiện diện của người châu Âu tại Châu Á và các công ty Đông Ấn” do GS. Dariusz Kołodziejczyk, chuyên ngành Lịch sử hiện đại tại Đại học Warsaw và Học viện Khoa học Ba Lan trình bày. Toạ đàm có sự tham gia của PGS.TS. Đỗ Thu Hà, Trường KHXH & Nhân văn, PGS.TS. Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông và các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Về phía Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung- Viện trưởng, TS. Trần Hoàng Long- Phó Viện trưởng, TS. Lê Thị Hằng Nga- Phó Tổng Biên tập tạp chí Ấn Độ và Nam Á và các nghiên cứu viên của Viện.
GS. Dariusz Kołodziejczyk đã trình bày về các chương trình nghiên cứu mang tính lịch sử về khu vực châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng. Ba Lan chịu ảnh hưởng của nhiều quốc gia Pháp, trong thời gian thế kỷ 15-17. Các liên kết được diễn ra giữa các quốc gia châu Âu, châu Á và châu Phi đã được hình thành từ sớm, và trở thành một phần trong quan hệ địa lý lịch sử của Ba Lan. Tuy nhiên, trong nghiên cứu lịch sử, ông nhận thấy các phương pháp thường xuất phát từ quan điểm của các quốc gia Tây Âu, trong khi khu vực Đông Âu còn cần nhiều nghiên cứu.
Tại Ba Lan và Trường đại học Warsaw, các chủ để nghiên cứu được khuyến khích bao gồm các khu vực phương Đông, khu vực học..., các hoạt động nghiên cứu tài liệu cỏ xưa đòi hỏi các sinh viên và người tham gia có kiến thức và biết ngôn ngữ về khu vực châu Á, và đặc biệt về Đông Á (Tiếng Trung, Tiếng Hindi...), đồng thời cả tiếng Latin; 4 mục tiêu chính của nghiên cứu bao gồm việc tìm hiểu:
Thông qua tư liệu sách báo Đông Âu, văn bản, công trình, hồi ký của nhiều người châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng từng có liên hệ với khu vực châu Á từ thế kỷ 15. Trong nghiên cứu của mình về vai trò của người châu Âu tại Châu Á, ông rút ra một số điểm chính:
Từ những vấn đề trong lịch sử, các nghiên cứu của GS. Dariusz Kołodziejczyk cũng liên hệ với vấn đề toàn cầu hoá tại Ba Lan. Ông cho rằng cả Việt Nam và Ba Lan đều chia sẻ những quan điểm chung về toàn cầu hoá, như sự hoà nhập và đóng góp của các nước như Ba Lan và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá và lợi ích mang lại từ quá trình này. Những nghiên cứu và thành tựu của nhiều học giả mang tính Maxit hoá và có xu hướng chính trị hoá. Một số chi tiết không hoàn hảo có xu hướng bị lu mờ để nâng cao tinh thần dân tộc. Do đó, các nghiên cứu sử dụng các tư liệu, văn bản được cho là mang lại kết quả tích cực và khách quan hơn. Những nghiên cứu mới kỳ vọng mang lại những kết quả thực tiễn giúp các nước tăng cường lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, và hiểu biết sâu sắc về các nền văn hoá khác nhau. Buổi toạ đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các khách mời tham dự.
Thuỷ Nguyên