14/03/2019
Ngày 7/3/2019, tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã tổ chức thành công Toạ đàm khoa học “Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong quan hệ lịch sử Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” do cựu Đô đốc Kumar Singh trình bày, với sự tham gia của PGS.TS.KH Trần Khánh, Viện nghiên cứu Đông Nam Á; TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á; TS. Lê Thị Hằng Nga, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á cùng toàn thể cán bộ nghiên cứu Viện.
Bài trình bày của cựu Đô đốc chia đề cập tới các vấn đề chính như sau: Khái niệm về thuật ngữ Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, Liệu đây có phải là một khái niệm mới? Liệu đây có phải là khái niệm mang tính mâu thuẫn?, Môi trường chiến lược trên biển, Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo ông, khu vực này đã tồn tại lâu đời trên các tuyến đường thương mại nói trên, nối các nền văn hóa lớn lịch sử là Champa cổ đại, khu vực cửa ngõ kinh tế của khu vực và Pithunda trong giai đoạn năm 600-800 sau CN. Việt Nam và Ấn Độ cũng đã liên kết về hàng hải. Các tổ chức và thể chế đảm bảo sự ổn định của khu vực này như Ủy ban Kinh tế Châu Á và Viễn Đông (ECAFE) -1947, Hội đồng Ngư nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (1948). Các ý kiến về kiến trúc an ninh khu vực (1948) trong khuôn khổ LHQ và gặp khó khăn trong việc xác định một cấu trúc khu vực được xác định rõ (về mặt địa lý) và khép kín (địa chính trị) cho châu Á, khu vực này được định nghĩa khác nhau dưới quan điểm của từng quốc gia. Những bất ổn về an ninh tại khu vực, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 1998 tới khu vực châu Á và sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc gia tăng nhu cầu về các cấu trúc an ninh trong khu vực. Khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một lần nữa được tái hiện. Lĩnh vực an ninh hàng hải tăng vai trò quan trọng trong khu vực và các nước trong khu vực Nam và Đông Nam Á kết nối với nước láng giềng trong và ngoài khu vực.
Một số nhận xét phê bình cho rằng khó có thể định nghĩa khu vực này, khi mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Khái niệm này hiện tập trung nhiều vào lĩnh vực hàng hải mà bỏ qua kết nối trên lục địa. Dù có nhiều tranh cãi về nhân tố Trung Quốc trong việc tái xuất hiện khái niệm này, không thể tách Trung Quốc khỏi khái niệm khu vực này. QUAD là một phản ứng chiến lược đối với các mối quan tâm trong khu vực nhằm xử lý các vấn đề nổi lên. Theo cựu Đô đốc, môi trường chiến lược hàng hải Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương cần có một trật tự tốt trên biển để đảm bảo an ninh và tự do thương mại.
PGS.TS.KH Trần Khánh nhận xét về tư duy các nước lớn về khái niệm Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, mang tính chất địa chính trị mang tính địa chính trị chất tranh giành quyền lực tại khu vực. Khái niệm không phải cũ cũng không phải mới, mới đề cập tới các nước ven biển châu Á là chính nhưng lôi kéo Ấn Độ vào nhiều hơn.
Ngoài ra, tọa đàm thảo luận một số điểm trong quan hệ Ấn Độ- Pakistan và vấn đề hạt nhân.
Thủy Nguyên