20/08/2020
Tổng hợp: ThS Nguyễn Thu Trang, ThS Trần Ngọc Diễm. Phòng NC Quan hệ quốc tế và Hội nhập, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.
Cải thiện cuộc sống của người dân tại thành phố Sriagar thuộc bang Jammu & Kashmir ở Ấn Độ
Để cải thiện cuộc sống của người dân sống ở Srinagar, thuộc bang Jammu và Kashmir chính quyền đã hoàn thành một số dự án cơ sở hạ tầng khác nhau trong giai đoạn từ năm 2013 – 2019, bao gồm hệ thống cầu vượt từ Jehangir Chowk đến thành phố Rambagh. Công trình này trị giá 3 tỷ Rs có chiều dài 2,4 km với 4 làn xe giúp giảm bớt những khó khăn trong giao thông của 400 nghìn người dân Srigarity thuộc bang Jammu và Kashmir. Ngoài ra, công trình kè dọc bờ sông Jhelum được khởi công vào năm 2015 có tổng chi phí lên đến 3,58 tỷ Rs, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng xảy ra lũ lụt của thành phố Srinagar. Một dự án khác mà chính quyền Sriagar đã hoàn thành nhằm giải quyết vấn đề dân số đô thị trị giá 756 triệu Rs, dự án là công cụ nhằm cứu trợ ít nhất 21.000 hộ gia đình trong đó có cả khu thương mại Lal Chowk và Indra Nagar.
Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những vấn đề trọng tâm của chính quyền, đặc biệt là hạ tầng giáo dục đại học với 19 dự án, tổng chi phí lên tới 665 triệu Rs với nhiều trường cao đẳng khác nhau. Mục đích của dự án nhằm nâng cao năng lực tuyển sinh của các trường cao đẳng, đặc biệt là các khóa học chuyên nghiệp. Ngoài ra, 25 trường học được phát triển trở thành nhà trường kiểu mẫu ở thành phố Srinagar để cạnh tranh với các trường tư thục và nhằm nâng cao kết quả học tập trong các trường công lập, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Để đáp ứng nhu cầu học tập của các sinh viên đến từ các vùng xa xôi hẻo lánh mong muốn học tập ở Srinagar, chính quyền đã xây dựng các thư viện nằm trong ký túc xá để sinh viên có khả năng tiếp cận sách thường xuyên, đồng thời 8 ký túc xá được trang bị máy tính có hỗ trợ phần mềm Thư viện sách Quốc gia.
Nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng điện ở thành phố Srinagar, các dự án cụ thể được chính quyền đầu tư như: tua bin khí tại Tengpora, Harwan, Khanyar với đường dây truyền tải lên đến 132 KV, nâng cấp trạm lưới 100 MVA tại Khanmoh and Cheshmashahi và cung cấp trạm phụ với chi phí 1,78 tỷ Rs. Các dự án đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trong mùa đông và mùa hè của thành phố.
Chính quyền cũng ưu tiên thành lập các trung tâm kiểm dịch để chống lại đại dịch Covid-19 với sức chứa khoảng 2.600 giường được huy động tại nhiều địa điểm khác nhau như: Sân vận động trong nhà, nhà kho Hyderpora và Hội trường Sanat Nagar và 8 ký túc xá trường cao đẳng tại thành phố Srinagar.
Pradhan Mantri Jan Arogya Yojana (PMJAY) là một chương trình trong lĩnh vực y tế do Chính phủ Ấn Độ triển khai nhằm mục đích hỗ trợ những người dân nghèo Ấn Độ thông qua các biện pháp y tế và chăm sóc sức khỏe miễn phí. Chương trình này được ví như một tia sáng cuối con đường hầm tăm tối cho người nghèo ở khu vực vốn là tâm điểm của nhiều bất ổn chính trị.
Chính phủ Ấn Độ bắt đầu thực hiện chương trình PMJAY mang đầy tham vọng tại bang Jammu và Kashmir từ tháng 12/2018. Chương trình này đưa ra nhiều giải pháp bảo vệ tài chính toàn diện trị giá 50.000 Rupee/hộ cho khoảng hơn 60.000 gia đình (xấp xỉ 30% tổng số hộ gia đình) tại J&K bao gồm cả vùng Ladakh. Trước PMJAY, chưa từng có chương trình tương tự nào được thực hiện tại khu vực này do đó những thành tựu của chương trình này vượt xa kì vọng của nhiều người. Hiệu quả của chương trình này mang lại nhiều tiềm năng hứa hẹn cho cuộc sống của người dân thuộc J&K trong vòng chưa đầy 2 năm thực hiện đã khiến chính quyền tại đây quyết định sát nhập Chương trình Y tế J&K với chương trình PM-JAY nhằm mở rộng phạm vi bảo hiểm với cơ chế tương tự thành AB PM-JAY cho tất cả cư dân của Jammu và Kashmir, bao gồm cả nhân viên/cán bộ hưu trí làm việc cho Chính quyền Jammu và Kashmir và gia đình của họ. Bất chấp địa hình khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong mùa đông và một số vấn nạn khác, những cam kết cũng như sự quan tâm sâu sắc của chính quyền đã góp phần vào thành công cho chương trình này với hơn 10.000 thẻ điện tử (e-card) được phát hành trong vòng 90 ngày đầu tiên kể từ khi triển khai. Sau 6 tháng thực hiện, 57% hộ gia đình trong tổng số mục tiêu ban đầu đã có thẻ điện tử.
Số lượng người tham gia bảo hiểm gia tăng do lợi thế của hình thức đăng ký tại nhà do các Trung tâm Dịch vụ Chung hỗ trợ và các chiến dịch nâng cao nhận thức và tiếp cận toàn diện của các cơ quan chức năng thực hiện. Tống số bệnh viện có bảo hiểm hỗ trợ là 231 bệnh viên (trong đó có 34 bệnh viện tư nhân). Sự tham gia của các bệnh viện tư nhân cũng rất đáng được hoan nghênh, bởi khoảng 65% trong số 85.689 ca bệnh điều trị tại J&K là ở các bệnh viện tư, và góp phần chia sẻ với các bệnh viện công truyền thống khi các dịch vụ nội trú trong các bệnh viện công đã phục vụ lên tới hơn 90% mức công suất. Bảo hiểm áp dụng ở các bệnh viện tư nhân có thể mở thêm hướng tiếp cận mới của các bệnh viện tư trong các dịch vụ nội trú với nhu cầu ngày càng cao hơn so với năng lực đáp ứng của các bệnh viện công.
Ngay cả trong tình huống không có kết nối internet hoặc các hạn chế kĩ thuật khác, Cơ quan y tế Nhà nước ở J&K chịu trách nhiệm triển khai AB PM-JAY ở J&K với sự hỗ trợ của Cơ quan Y tế Quốc gia đã có thể đổi mới cơ chế tự quyết về mức độ chữa trị cho các đối tượng thụ hưởng mà không bị gián đoạn về thời gian. Số lượt tham gia bảo hiểm trung bình hàng ngày theo chương trình sát nhập AB PM-JAY trong 100 ngày đầu tiên năm 2019 ở J&K cao hơn so với số lượng tham gia cơ chế bảo hiểm cũ. Điều này cũng thể hiện sự gan dạ và quyết tâm của người dân Jammu và Kashmir khi gặp hoàn cảnh bất lợi.
Việc thực hiện chương trình này diễn ra đồng bộ trên toàn khu vực, ngay cả ở khu vực phía Nam vùng Kashmir vốn là khu vực bất ổn nhất với nhiều cuộc nổi dậy. Nhiều câu chuyện xúc động về những người dân được hưởng lợi từ bảo hiểm y tế đã mang lại ánh sáng cho cuộc sống của họ và là minh chứng cho sự hoan nghênh của người dân trên khắp bang J&K.
Misra Begum, một phụ nữ 57 tuổi đến từ Zakura, Srinagar xuất thân trong một gia đình rất nghèo. Misra đã mất chồng cách đây vài năm và hiện đang sống cùng hai con trai. Con trai nhỏ của bà vẫn đang đi học trong khi thu nhập hàng tháng đến từ việc bán bánh mì chỉ phụ thuộc vào người con trai làm lao động phổ thông. Bà Misra được chẩn đoán mắc bệnh tim từ lâu và được các bác sĩ khuyên nên phẫu thuật, tuy nhiên do điều kiện tài chính không tốt và chi phí phẫu thuật cao nên bà không thể phẫu thuật. Sau khi được hàng xóm thông báo về chương trình AB PM-JAY, bà ngay lập tức cùng với con trai bà đến bệnh viện được cấp phép gần nhất. Sau khi xác nhận đủ điều kiện, bà Misra ngay lập tức được cấp thẻ điện tử cho chương trình bảo hiểm này. Sau khi phát hành thẻ điện tử, Misra đã được đưa vào một bệnh viện tư nhân danh tiếng ở Srinagar để phẫu thuật cho căn bệnh tim của mình. Ca phẫu thuật tiến hành thành công và tổng chi phí phẫu thuật và điều trị đều do Chính phủ chi trả theo chương trình AB PM-JAY khoảng 65.000 Rupee - số tiền mà Misra Begum và gia đình cô không thể tự chi trả được.
Tóm lại, AB PM-JAY đã từng bước len lỏi vào cuộc sống của người dân ở J&K và cả vùng Ladakh thành một tia sáng đầy hừa hẹn, cung cấp các giải pháp hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực y tế.
Nguồn tài liệu tham khảo: