08/08/2020
Tổng hợp: ThS Nguyễn Thị Hiên, Phòng NC Kinh tế và Phát triển, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á
Khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) được đánh giá là xương sống của nền kinh tế Ấn Độ. Theo báo cáo tổng hợp hàng năm của Bộ Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Ấn Độ năm 2018, hiện quốc gia này có khoảng hơn 63,3 triệu DNNVV, sử dụng khoảng 111 triệu lao động. Khu vực DNNVV đóng góp khoảng 30% GDP, chiếm 45% trong tổng sản lượng sản xuất và 40% vào xuất khẩu của Ấn Độ. Với các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này dễ có thể được thành lập ở mọi khu vực với mọi lĩnh vực, có thể tận dụng nguồn nhân lực dồi dào tại Ấn Độ. Trong tổng số hơn 63,3 triệu doanh nghiệp thì có tới hơn 99% các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô siêu nhỏ tương ứng với hơn 63 triệu doanh nghiệp, 0,5% hoạt động ở quy mô nhỏ (331 nghìn doanh nghiệp) và chỉ có 0,02% hoạt động ở quy mô vừa (tương đương với khoảng 5000 doanh nghiệp) (Bảng 1).
Định nghĩa về DNNVV của Ấn Độ được quy định trong Đạo luật phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMED, 2006), theo đó DNNVV được phân thành hai loại doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Doanh nghiệp sản xuất là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hóa gắn liền với bất kỳ lĩnh vực ngành công nghiệp được quy định trong chương 1 của bộ luật Phát triển và điều tiết năm 1951. Nói cách khác các doanh nghiệp sản xuất được định nghĩa là các doanh nghiệp sử dụng nhà máy và máy móc trong quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Doanh nghiệp sản xuất được phân loại dựa vào vốn đầu tư vào nhà máy và máy móc. Doanh nghiệp dịch vụ được định nghĩa là các doanh nghiệp tham gia vào cung cấp dịch vụ, phân loại các doanh nghiệp dịch vụ được xác định thông qua giá trị nguồn vốn đầu tư vào thiết bị.
Phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Ấn Độ được quy định trong điều 7 Đạo luật Phát triển Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa 2006[1] (MSMED, 2006) được chính phủ Ấn Độ đưa ra dựa trên việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp vào máy móc và trang thiết bị, không bao gồm đầu tư vào đất và xây dựng, được nêu ra dưới đây:
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng hóa:
Các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ
Bảng 1: Doanh nghiệp DNNVV phân theo quy mô doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu doanh nghiệp
Khu vực
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa
Tổng (Triệu)
Tỷ trọng (%)
Nông thôn
32,409
0,078
0,001
32,488
51
Thành thị
30,643
0,253
0,004
30,900
49
63,052
0,331
0,005
63,388
99,46
0,52
0,02
100
Nguồn: Báo cáo thường niên FY 2015-16, Bộ DNNVV, Chính phủ Ấn Độ
Các DNNVV của Ấn Độ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ. Các DNNVV không chỉ cung cấp một khối lượng việc lớn với chi phí vốn ít ỏi so với các doanh nghiệp lớn, DNNVV giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở khu vực nông thôn, các vùng kinh tế lạc hậu, đồng thời giúp giảm tình trạng phân phối thu nhập không đồng đều ở các khu vực dân cư. Các DNNVV Ấn Độ đã và đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ thông qua sản xuất, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, với mức đầu tư thấp và linh hoạt trong hoạt động. Theo số liệu thống kê trên cơ sở các công ty đã đăng ký hoạt động kinh doanh, hiện có 67,1% các doanh nghiệp sản xuất và 32,9% doanh nghiệp dịch vụ (Surendar, 2018).
Các DNNVV đã có những đóng góp đáng kể vào việc mở rộng kinh doanh với những nỗ lực khởi nhiệp thông qua đổi mới hoạt động kinh doanh. Các DNNVV đang mở rộng phạm vi hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường toàn cầu. Các DNNVV của Ấn Độ đang duy trì mức đóng góp 1/3 vào tổng giá trị gia tăng GVA và đóng góp gần 30% vào tổng GDP (bảng 2). Theo dữ liệu thống kê của Cục Thống kê Trung ương (CSO), Bộ Thống kê và Thực hiện Chương trình, các DNNVV đã có những đóng góp tích cực vào tổng giá trị gia tăng (GVA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ, được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: Đóng góp của DNNVV cho nền kinh tế Ấn Độ ở mức giá hiện tại
Năm
DNNVV GVA
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng GVA
Tỷ trọng đóng góp của DNNVV trong GVA (%)
Tổng GDP
Tỷ trọng đóng góp của DNNVV cho GDP (%)
2011-12
2583263
-
8106946
31.86
8736329
29.57
2012-13
2977623
15.27
9202692
32.36
9944013
29.94
2013-14
3343009
12.27
10363153
32.26
11233522
29.76
2014-15
3658196
9.43
11481794
12445128
29.39
2015-16
3936788
7.62
12458642
31.60
13682035
28.77
Chú thích: Số liệu được tính bằng đơn vị Rupee, với giá trị quy đổi ở mức giá hiện tại năm 2018
Nguồn: Báo cáo hàng năm 2017-18 của Bộ DNNVV Ấn Độ
Các DNNVV Ấn Độ đang cung cấp những cơ hội việc làm tốt cho đối tượng thanh niên. Theo báo cáo hàng năm của bộ DNNVV Ấn Độ các doanh nghiệp đã cung cấp hàng trăm triệu việc làm cho người lao động, và con số này ngày càng được mở rộng, điều này được thể hiện rõ ở bảng số liệu. Năm 2006-07 đã có gần 36,1 triệu doanh nghiệp cung cấp công việc cho hơn 80,5 triệu người, thì tới năm 2014-15 con số doanh nghiệp đã tăng lên 41% đạt mức 51 triệu doanh nghiệp và cung cấp việc làm cho hơn 117 triệu người (tăng 45,5% so với năm 2006-07).
Theo kết quả từ cuộc khảo sát quốc gia (NSS) lần thứ 73 được thực hiện trong giai đoạn 2015-16, khu vực doanh nghiệp DNNVV đã tạo ra 111 triệu việc làm. Nếu phân theo lĩnh vực kinh doanh thì ở cả 3 lĩnh vực kinh doanh sản xuất, thương mại và dịch vụ có số lượng lao động chênh lệch không đáng kể lần lượt là 36,04 (32%); 38,71 (32%); 36,22 (33%) triệu lao động và chỉ một số lượng rất nhỏ lao động làm việc trong lĩnh vực điện lực. Bên cạnh đó, khi phân tích số lao động theo lĩnh vực kinh doanh và theo khu vực nông thôn hay thành thị cũng thấy có sự khác biệt đáng kể. Trong lĩnh vực sản xuất số lao động ở khu vực nông thôn và thành thị có sự chênh lệch không đáng kể (lần lượt là 18,65 và 17,38 triệu lao động); trong số 38,71 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp thương mại thì số lao động ở khu vực thành thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn (22,65 triệu so với 16,06 triệu lao động) và sự khác biệt này cũng tương tự trong lĩnh vực dịch vụ với 36,22 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực các ngành dịch vụ với số lao động trong khu vực nông thôn và thành thị lần lượt là 15,06 triệu và 21,16 triệu. Điều này phản ánh đúng xu thế phát triển hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển mạnh mẽ hơn ở khu vực thành thị, trong khi đó trong hoạt động sản xuất ở các khu vực nông thôn sẽ tận dụng được nhiều lợi thế hơn về lao động giá rẻ và lợi thế về đất đai.
Xét theo quy mô doanh nghiệp, trong tổng số 111 triệu lao động thì tới 107 triệu lao động (chiếm gần 97%) làm việc trong các doanh nghiệp siêu nhỏ; 3,19 triệu lao động khác làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ (chiếm 2,8%) và chỉ có 175 nghìn lao động làm việc trong các doanh nghiệp lớn (chiếm tỷ lệ 0,17%).
Bảng 3: Lao động trong các DNNVV phân theo khu vực lao động, lĩnh vực lao động và quy mô của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu lao động
Tổng
Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất
18,65
17,38
36,04
32
Thương mại
16,06
22,65
38,71
35
Các dịch vụ khác
15,05
21,16
36,22
33
Điện lực*
0,006
0,002
0,007
0
Quy mô doanh nghiệp
48,93
58,68
107,6
96,95
0,788
2,40
3,19
2,87
0,06
0,116
0,175
0,17
49,77
61,21
110,98
44,8
55,2
Các DNNVV rất đa dạng trong các loại hình kinh doanh, đa dạng khu vực kinh doanh từ thành thị tới nông thôn. Một phần lớn các DNNVV hoạt động phi chính thức đang dần chuyển sang khu vực chính thức với những chính sách khuyến khích và nới lỏng của chính phủ. Tăng trưởng của khu vực DNNVV mang ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính quốc gia và gia tăng việc làm trong nước. Các DNNVV cũng hoạt động như các nhà cung cấp cho các công ty trong và ngoài nước đang đầu tư vào “Make in India” nhằm thực hiện việc bản địa hóa nhiều sản phẩm khác nhau. DNNVV đang trở thành một phần không thể thiếu của hệ sinh thái kinh doanh, liên tục hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm với chất lượng và dịch vụ phù hợp với mức giá cạnh tranh.
Tài liệu tham khảo
[1] “The Micro, Small and Medium Enterpriese Development Act, 2006” được công bố bởi Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ ngày 16/06/2006
[2] lakh và crore là hai đơn vị đo lường tiền tệ của Ấn Độ 1 lakh=100.000 INR, 1crore=100 Lakh