08/07/2020
Tổng hợp: NCS Nguyễn Văn Linh, Phòng NC Kinh tế và Phát triển, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á
Việc thực hiện có hiệu quả lộ trình chuyển đổi xanh của Ấn Độ là sự phát triển quan trọng nhất dựa trên kiến trúc thể chế cơ bản. Đánh giá về kiến trúc hiện có của Ấn Độ cho thấy, chỉ sau năm 2007 Ấn Độ mới thành lập các thể chế quản lý khí hậu. Trước năm 2007, chính sách về khí hậu ở Ấn Độ được xem như là một vấn đề chính sách đối ngoại. Việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu được Bộ Ngoại giao (MEA) và Bộ Môi trường và Rừng (MoEF) cùng nhau hợp tác xử lý. Sau năm 2014, Bộ Môi trường và Rừng được đổi tên thành Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu (MoEFCC).
Giai đoạn 2007-2009, nhằm góp phần đối phó với áp lực toàn cầu để phát triển các thể chế giảm thiểu khí hậu, Ấn Độ đã nhanh chóng gia tăng các thể chế biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước. Một sự phát triển nổi bật là sự sáng tạo của Hội đồng Thủ tướng về biến đổi khí hậu trong năm 2007. Đóng góp chính đầu tiên của Hội đồng là sự ra đời của Kế hoạch Hành động Quốc gia về Biến đổi Khí hậu (NAPCC) năm 2008. Sự ra đời của NAPCC đã thiết lập hàng loạt các hoạt động trong trạng thái chuyển động. Hiện nay, trong khi giới lãnh đạo chính trị của Ấn Độ đã tạo nên những nỗ lực đáng chú ý trong vấn đề mở rộng và tăng cường kiến trúc thể chế của Ấn Độ đối với quản trị khí hậu, thì khung quản lý hiện có sẽ phải được làm mới lại để phù hợp với các yêu cầu chuyển đổi xanh tham vọng của đất nước.
Một khung thể chế hiệu quả có thể được xây dựng trên bốn cấp độ. Cấp độ một là cấp siêu chủ quyền (ví dụ điển hình như ở Đức). Cấp độ hai là cấp chủ quyền, được giao phó nhiệm vụ chính trong việc hoạch định chính sách gắn kết và toàn diện. Cấp độ ba là cấp tỉnh/bang và cấp bốn là cấp thành phố/cơ quan địa phương.
Kiến trúc thể chế ở cấp độ siêu chủ quyền dường như không liên quan gì đến Ấn Độ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, có rất nhiều thể chế quan trọng có thể được thiết lập ở cấp độ này nhằm huy động tài chính khí hậu. Lấy một gợi ý từ chiến lược tài chính xanh của Vương quốc Anh, cụ thể là từ Ngân hàng Đầu tư xanh. Theo truyền thống, quỹ xanh có chủ quyền trong tự nhiên, thế nhưng quỹ siêu xanh có thể tổng hợp nguồn vốn nhất định trong nước và nguồn vốn quốc tế để tạo nên quỹ đầu tư tác động khí hậu. Một tổ chức như vậy có thể tập trung triển khai quỹ ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm năng lượng tái tạo, than sạch, giao thông công cộng, phương tiện vận hành bằng điện, và nông nghiệp. Triết lý đầu tư của một tổ chức như vậy sẽ là cấu trúc vốn trung lập, cho phép các cách tiếp cận linh hoạt và phù hợp để giải quyết nhu cầu tài chính trên cơ sở từng ngành công nghiệp. Với sự đa dạng trong mỗi ngành cũng như nhiều nguồn quỹ tài trợ được dự đoán cho ngành, một quỹ siêu xanh cũng sẽ giảm thiểu được các yếu tố rủi ro nhất định mà các nhà đầu tư sẽ có được nếu họ chỉ đầu tư vào duy nhất một ngàng hoặc một dự án.
Kiến trúc thể chế ở cấp độ chủ quyền có thể là cấp quan trọng nhất được thực hiện. Thể chế cần thiết ở cấp độ này không chỉ bao gồm các bộ chuyên trách đối phó với các vấn đề biến đổi khí hậu mà còn bao gồm các cơ quan độc lập được trao quyền ban hành chiến lược biến đổi khí hậu có ý nghĩa. Vương quốc Anh đã chứng minh tầm quan trọng của việc này thông qua việc thành lập Ủy ban về Biến đổi Khí hậu, một cơ quan độc lập của các chuyên gia có nhiệm vụ cung cấp phân tích về dự án của các chính sách biến đổi khí hậu Vương quốc Anh. Thêm vào đó, Ủy ban cũng được giao nhiệm vụ trình báo cáo lên chính phủ thường xuyên trước Quốc hội, và có quyền kêu gọi xem két lại tư pháp nếu cảm thấy chính phủ không đi đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu trong dài hạn. Ủy ban có quyền phê bình các quyết định của chính phủ, cảnh báo cơ sở bầu cử nếu có các sai phạm, và có lẽ quan trọng nhất là việc đóng vai trò như một mỏ neo trong dài hạn.
Một kiến trúc thể chế giảm thiểu khí hậu cũng cần được phát triển ở cấp độ bang/quận. Đối với mỗi bang, có thể có các cơ quan tài chính và quy định độc lập để giám sát và tạo điều kiện hoạt động cho các thị trường mới được tạo ra bởi sự chuyển đổi xanh. California đã hoàn thành công việc khá ấn tượng trong việc tạo ra kiến trúc như vậy. Ví dụ, chương trình giới hạn và thương mại của bang chủ yếu được áp dụng cho ngành công nghiệp. Hội đồng Tài nguyên Không khí California (CARB) chịu trách nhiệm cho việc thực thi và triển khai thực hiện chương trình. Nguồn thu được từ chương trình giới hạn và thương mại được tích lũy thành Quỹ giảm phát thải khí nhà kính (GGRF) được quy định bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường California. GGRF đầu tư khoản tiền thu được từ chương trình giới hạn và thương mại vào một loạt các dự án theo chương trình Đầu tư Khí hậu California. Các dự án này được hơn hai mươi cơ quan chính quyền bang phối hợp kiểm soát. Khung thể chế của loại hình này chứng minh rõ ràng rằng, thị trường sẽ hoạt động thuận lợi và các tổ chức sẽ nhận và giải phóng kinh phí hiệu quả vào nền kinh tế được cung cấp với các thể chế cấp bang chính xác. Đối với Ấn Độ, điều này thậm chí còn quan trọng hơn là trao quyền rộng rãi cho các bang theo như quy định của Hiến pháp.
Ấn Độ nên xem xét việc sắp xếp thể chế phù hợp ở cấp địa phương. Có những ví dụ đáng chú ý về vấn đề này từ California, nơi pháp luận đã đảm bảo rằng, các thành phố có liên quan trực tiếp vào sự phát triển của các kế hoạch khu vực đều hướng tới việc đạt được các mục tiêu khí hậu của bang. Dự luật Thượng viện 375 cũng yêu cầu các thành phố xây dựng các Tổ chức Quy hoạch Đô thị (MPOs) để áp dụng chiến lược cộng đồng bền vững. Ngoài việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch, các thành phố cũng cần kiến trúc thể chế có thể cho phép họ hành động như các cơ quan tài chính riêng biệt. Sự tồn tại của một kiến trúc tài chính ở California đã dọn đường cho nhiều thành phố đảm nhận vai trò tiên phong trong việc huy động tài chính. Tính đến năm 2017, đã có hơn 5 tỷ USD Trái phiếu Thành phố Xanh được ban hành thông qua các thành phố San Francisco, Los Angeles, và San Diego.
Ấn Độ đã chứng kiến sự suy giảm cường độ năng lượng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kể từ năm 1981, đặc biệt là kể từ năm 1991. Trong năm 2015, cường độ năng lượng cho Ấn Độ là 5 megajoules/một USD (MJ/$) của GDP trong khi năm 1991, cường độ năng lượng GDP là 8,5 MJ/$. Cũng trong giai đoạn 1991-2015 này, GDP quốc gia lại tăng mạnh. Chính phủ luôn kỳ vọng nền kinh tế nước nhà sẽ đạt mức 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024-2025.
Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế đầu tiên không phụ thuộc vào mức độ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch cao cho mỗi USD của GDP. Năm 1991, cường độ năng lượng GDP của Trung Quốc là 21 MJ/$, và mặc dù cũng được cải thiện kể từ khi thu nhập bình quân đầu người tương đương với Ấn Độ tại thời điểm đó nhưng về sau, cường độ năng lượng GDP của Trung Quốc luôn có giá trị khoảng gấp hai lần cường độ năng lượng GDP của Ấn Độ tại mỗi thời điểm.
Ấn Độ luôn mong muốn trở thành một nền kinh tế 10 nghìn tỷ USD. Trên xu hướng hiện tại được duy trì thì Ấn Độ sẽ là cường quốc kinh tế đầu tiên đạt được kích thước như vậy mà không cần đốt cháy nhiều nhiên liệu hóa thạch để tăng sức mạnh cho sự phát triển của Quốc gia. Đây là thách thức phát triển duy nhất và chưa từng có trong lịch sử kinh tế. Điều này cũng rất quan trong cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của thế giới mà Ấn Độ đã thành công trong việc phát triển một lộ trình tăng trưởng các-bon thấp. Để đạt được sự tăng trưởng này, Ấn Độ cần tận dụng sự chuyển đổi nền kinh tế và công nghệ mà chúng đã được tiến hành ở cả trên thế giới cũng như ở Ấn Độ.
Sự chuyển đổi như vậy trước hết là sự tăng trưởng của nền kinh tế nền tảng. Hàm ý nền kinh tế vĩ mô và sự tăng trưởng của nền tảng là gì? Trong khi những điều này đã được nghiên cứu ở cấp độ ngành và công ty, toàn bộ mô hình kinh tế của những sự thay đổi như vậy là rất hiếm. Rộng hơn, nền tảng đại diện cho một sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng từ việc trở thành hệ quả cơ bản của một sự gắn kết giữa lao động và nền kinh tế sản xuất cho đến việc trở thành hệ quả của sự gắn kết giữa lao động và nền kinh tế tiêu dùng. Gia tăng hiệu quả được tập trung vào phía tiêu thụ của phương trình, thông qua các thuật toán kết hợp có cấu trúc tốt hơn nhằm giảm các chi phí giao dịch. Các loại tài sản ẩn như thời gian của công nhân được sử dụng có hiệu quả hơn. Việc đánh giá lại giá trị tài sản của các công ty có ý nghĩa như là một kiến trúc tài chính mới cũng đang phát triển nhằm tìm hiểu và tài trợ cho các doanh nghiệp có vòng đời khác với các doanh nghiệp đi trước.
Nền kinh tế nền tảng kết hợp hiệu quả trong việc sử dụng tài sản cho tất cả các lĩnh vực, do đó có thể thấy được các mô hình kinh tế đã xanh hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với các mô hình kinh tế trước đây. Ấn Độ chuyển sang nền kinh tế dựa trên nền tảng và sự năng động gắn liền với các dịch vụ hàng loạt cung cấp một cung đường rất khác để thịnh vượng hơn là gắn liền với sản xuất hàng loạt và nền kinh tế sản xuất.
Trong khi đó, sự chuyển đổi xanh đang tập hợp bước dài trong một số ngành công nghiệp quan trọng. Như đã thảo luận ở trên, các mục tiêu về công suất năng lượng mặt trời đầy tham vọng của Ấn Độ đang đảm bảo sự thay đổi tổng thể trong hỗn hợp sản xuất điện. Những thay đổi đang diễn ra khác cũng cho thấy một sự chuyển đổi xanh đặc thù của Ấn Độ, ví dụ như sự tăng trưởng của năng lượng mặt trời trên mái nhà, hay sự quan tâm đến máy bơm, hàng gia dụng vận hành bằng năng lượng mặt trời. Các tiện ích khu vực công cộng nay một phần được thay thế bằng các thiết bị cá nhân.
Do vậy, phong trào hướng tới giới hạn công nghệ/năng suất và sự chuyển đổi xanh cùng nhau tạo nên một con đường khả dĩ cho nền kinh tế của Ấn Độ - con đường hướng tới giới hạn xanh.
Trong việc tìm cách quản lý, hợp nhất hai sự chuyển đổi nói trên và tạo ra một con đường hướng tới giới hạn xanh, Ấn Độ thực sự không có tiền lệ để thực hiện một cách thuận lợi. Như đã tranh luận ở trên, đến nay chưa có một quốc gia nào làm việc trong môi trường chuyển đổi các-bon thấp mà tạo nên một nền kinh tế 10 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, có nhiều nơi đã có kinh nghiệm sâu sắc trong việc thực hiện song hành, củng cố lẫn nhau giữa chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi xanh. Trong bài phân tích này, Vương quốc Anh, Đức và bang California (Mỹ) là ba vùng kinh tế được chọn làm bài học cho Ấn Độ.
Ở Đức, năng lượng là ngành công nghiệp dẫn đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế. Mặc dù sự thành công của các ngành công nghiệp đang được đưa ra tranh cãi, thế nhưng không thể phủ nhận rằng, sự năng động của nền kinh tế công nghiệp Đức đã hỗ trợ cho sự chuyển đổi xanh của quốc gia.
Ở Vương quốc Anh, nền kinh tế bị chi phối bởi tài chính. Các giải pháp tái cấu trúc ngành tài chính và sự phát triển của các giải pháp công nghệ tài chính mới đã củng cố chiến lược chuyển đổi các-bon thấp. Sẽ không cường điệu khi nói rằng, kế hoạch chuyển đổi của Vương quốc Anh được thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất thông qua ngân sách các-bon là tuyên bố thuần túy nhất của chiến lược khí hậu trong dài hạn. Sự tồn tại của ngân sách các-bon cung cấp tính rõ ràng và ổn định cho sự chuyển đổi các-bon thấp của Vương quốc Anh. Do đó, ngân sách các-bon được xem như một đầu vào quan trọng cho các nhà đầu tư tài chính. Vương quốc Anh đã thành lập Phòng Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp nhằm tìm kiếm kế hoạch kết hợp để tăng trưởng, phát triển kinh doanh, chuyển đổi năng lượng cũng như chính sách công nghiệp.
Ở California, đây là nơi đang diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ IV. Bang đang nỗ lực đi tiên phong trong việc đối phó với bất bình đẳng con người cũng như nguồn thu nhập, đồng thời giải quyết sinh kế trong bối cảnh chuyển đổi nền tảng và chuyển đổi các-bon thấp.
Đối với Ấn Độ, trước hết phải phải tạo ra một cấu trúc phân tích thích hợp cho nền kinh tế trước ngưỡng cửa của sự chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi xanh. Lý tưởng nhất cho nỗ lực này là tạo ra một mô hình kinh tế - vĩ mô, xây dựng các kỹ năng hiện tại, kết nối ngành, phát thải thấp và các hạn chế tài chính, sau đó, có thể thông báo chính sách của chính phủ trong tương lai.
Thứ hai, cần phải xây dựng nhiều kịch bản về sự chuyển đổi và tăng trưởng trong tưởng lai của mô hình kinh tế này. Kịch bản cơ sở là gì? Thách thức nào sẽ được xúc tác bởi nền tảng, tài chính hóa và thay đổi công nghệ lớn hơn trong các lĩnh vực khác nhau?
Thứ ba, Ấn Độ phải xác định các lĩnh vực sẽ cung cấp một động lực tăng trưởng cho tương lai và làm mịn con đường đến với giới hạn xanh của Ấn Độ. Do đó, bất kỳ khuyến nghị thể chế nào xuất hiện từ mô hình sẽ phải kết hợp thêm việc ra quyết định hợp tác ở cấp độ cao nhất.
Việc lựa chọn các ngành công nghiệp có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh cần được đánh giá thực tế và cẩn thận thực trạng công nghệ và kỳ vọng từ sự đổi mới trong tương lai được cân bằng bởi những lợi ích tiềm năng cho tăng trưởng, năng suất và giảm bớt phát thải. Đồ thị (đường cong) tiêu chuẩn chi phí giảm khí thải nhà kính (GHG) toàn cầu được McKinsey đưa ra đã xác định được 40 sự chuyển đổi khác nhau có chi phí và tiềm năng giảm khác nhau - từ các ngành với chi phí thấp như bóng đèn LED, vật liệu cách nhiệt cho đến các ngành với chi phí cao và vẫn còn khó khăn để dự tính xây dựng lại toàn bộ như ngành sắt và thép để kết hợp các công nghệ thu thập và lưu trữ các-bon tiềm năng.
Phân tích của Ấn Độ phải được xây dựng và thực địa hóa phân tích. Có thể chia sự can thiệp ngành thành ba phần: (a) các ngành đã và đang hoạt động tốt và cần được tiếp tục nhận được chính sách hỗ trợ như sự mở rộng bóng đèn LED, các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng, và năng lượng mặt trời; (b) các ngành có thể dễ dàng đạt được từ nơi khác như cách nhiệt khu dân cư, trồng trọt, quản lý dư lượng nông nghiệp và trồng lại rừng; (c) các ngành mới đòi hỏi các cam kết tài chính chuyên sâu, dài hạn, thu hút vốn đầu tư toàn cầu như công nghệ lưu trữ, năng lượng tái tạo thâm nhập cao, đồng hồ điện thông minh và ở rìa của tương lai công nghệ - thu và lưu trữ các-bon.
Cuối cùng, sự sắp xếp thể chế mới hỗ trợ sự chuyển đổi của Ấn Độ phải bao gồm cấu trúc tài chính đảm bảo giảm rủi ro cho Ấn Độ và tài chính quốc tế; và phân bổ hiệu quả vốn đến các ngành hàng đầu được xác định theo chiến lược chuyển đổi. Đây có thể sẽ là một Siêu Quỹ Xanh. Một cơ quan như vậy có thể đóng một vai trò kép trong việc hòa giải và làm rõ rủi ro đối với nguồn vốn toàn cầu cũng như là cơ quan xác định các ưu tiên và chuỗi dự án của ngành. Đối với chức năng đầu tiên, Quỹ Đầu tư Cơ sở hạ tầng Quốc gia (NIIF) có thể đóng vai trò như một mô hình; NIIF tập hợp cả tài chính công lẫn tài chính tư nhằm giảm thiểu rủi ro và xúc tác dòng tiền lớn hơn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Source: Observer Research Foundation- ORF