28/04/2020
Sự lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu của dịch bệnh COVID 19 cho thấy nguy cơ tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của một người không nhất thiết nằm trong các tham biến trong tầm kiểm soát hoàn toàn của người đó. Việc kêu gọi cách ly xã hội (social distancing), mặc dù những gì thế giới đang thực hiện nên được gọi là cách xa vật lý (physical distancing), xác định rõ một nỗ lực chính sách ngắn hạn điên cuồng. Mục tiêu là tạo ra một vỏ bọc bảo vệ xung quanh mỗi cá nhân riêng lẻ và phá vỡ sự tiếp xúc tiềm năng với người khác để ngăn chặn sự lây lan của virus. Rõ ràng, một chiến lược như vậy là lối thoát duy nhất trong một không gian chính sách đã tồn tại trong nhiều thập kỷ vốn chỉ thực hiện các chính sách y tế nhằm chữa trị thay vì để phòng chống bệnh tật.
Dịch vụ y tế nổi lên như một loại lợi ích cá nhân
Cách tiếp cận chữa bệnh đối với chính sách y tế đòi hỏi nỗ lực để đảm bảo một cá nhân được chữa khỏi một chứng rối loạn sức khỏe nào đó và khi người đó mắc bệnh. Việc chữa bệnh được xác định dựa trên sức mua của cá nhân liên quan, thông qua chuyển đổi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tương đương như các lợi ích cá nhân, dựa trên giả định rằng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của một người không phụ thuộc vào người khác và cách chữa trị đối với các bệnh như vậy có sẵn và có thể được tiếp cận khi bệnh nhân thanh toán. Thông tin như vậy đã giúp việc khái niệm hóa và thúc đẩy chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn khi được cung cấp thông qua các đại lý tư nhân. Trong 10 năm qua, Ấn Độ đã và đang dần chuyển đổi một cách hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thành một loại lợi ích tư nhân. Ở một mức độ nào đó, những nỗ lực này đã có hiệu quả, mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí cho phương pháp chữa bệnh ở cấp độ cá nhân tăng lên đáng kể, thường vượt quá khả năng chi trả của số lượng lớn người dân Ấn Độ. Cơ cấu hệ thống y tế công bị đình trệ, nếu không nói là suy giảm, các nguồn lực chịu trách nhiệm về phòng bệnh và cung cấp các dịch vụ chữa bệnh cho một bộ phận người dân sống bên lề xã hội. Chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng vô cùng.
Thật không may, một cơ chế dịch vụ y tế phát triển tập trung vào việc chữa bệnh, đã thất bại thảm hại khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mà tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của cá nhân không tách rời với những người khác. Tôi đang nói về một đại dịch truyền nhiễm yêu cầu một chính sách y tế dự phòng trong trường hợp không có sẵn giải pháp chữa bệnh. Việc cách ly hình thành lớp vỏ bảo vệ xung quanh mỗi cá nhân đang được coi là giải pháp phòng ngừa duy nhất cho sự lây lan của virus này, mặc dù biện pháp này có khả năng ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người từ hậu quả của việc đóng cửa nền kinh tế.
Các biện pháp ngắn hạn
Một số biện pháp ngắn hạn đã được đề xuất ở mức độ địa phương và toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính đã công bố một gói kinh tế cung cấp hỗ trợ kinh tế ngắn hạn cho những người dễ bị tổn thương trong hoàn cảnh này. Ban lãnh đạo nhóm G20 cũng cam kết hàng nghìn tỷ đô la để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, khoản tiền cam kết này không chắc chắn sẽ đủ để xử lý các tác động lâu dài cả về xã hội và kinh tế của đại dịch này.
Hy vọng, đại dịch này sẽ được xử lý trong một khoảng thời gian xác định. Thuốc giải cho virus sẽ được tạo ra để chữa trị cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID 19. Các tổ chức như GAVI sẽ khởi xướng các quy trình để cung cấp các loại vắc-xin này với mức giá phải chăng cho nhóm người dễ bị tổn thương trong một thời gian nếu các quốc gia không vượt qua được tình trạng kinh tế khó khăn và không thể chi trả cho các chi phí vắc-xin. Rất có thể là chúng ta sẽ sớm quên đi tác động của nó và ổn định với trạng thái “trở lại công việc” với hướng tiếp cận chữa bệnh.
Dịch vụ y tế là lợi ích chung: Tạo một Quỹ Bảo hiểm dành cho Đại dịch Toàn cầu
Đại dịch và sự lây lan nhanh chóng trên toàn cầu có lẽ đã khiến chúng ta nhận ra rằng không thể cung cấp các dịch vụ y tế chỉ từ việc xem xét nó là lợi ích tư nhân. Bản chất tốt đẹp của dịch vụ y tế và ở cấp độ toàn cầu cũng được đưa vào thiết kế cung cấp dịch vụ y tế. Mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe (SDG 3) đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho tất cả mọi người và từ đó thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Tuy nhiên, các hành động được coi là nỗ lực ở cấp quốc gia với mỗi quốc gia có thể đặt mục tiêu của riêng mình và đạt được mục tiêu đó trong một khoảng thời gian quy định. COVID 19 và sự lan rộng trên phạm vi toàn cầu của nó khiến chúng ta nhận ra rằng SDG 3 phải có chiến lược toàn cầu và liên kết chính sách toàn cầu trong các dịch vụ y tế với sự tập trung hơn nữa vào nhiệm vụ phòng ngừa.
Hội nghị thượng đỉnh G20 đã cam kết một khoản tiền 5 nghìn tỷ USD để xử lý cú sốc kinh tế toàn cầu trực tiếp bởi đại dịch này. Thủ tướng Narendra Modi cũng khởi xướng một quy trình để tạo ra một quỹ khu vực ở cấp Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và một số quốc gia thành viên đã cam kết đóng góp cho quỹ này. Tuy nhiên, đã đến lúc các nhà lãnh đạo toàn cầu nhận ra sự cần thiết phải bắt đầu một cơ chế dài hạn để xử lý các đại dịch trong tương lai. Người ta có thể đề nghị thành lập một quỹ bảo hiểm đại dịch toàn cầu để chuẩn bị cho những tình huống như vậy với sự đóng góp từ tất cả các quốc gia. Những đóng góp như vậy có thể được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận và phù hợp với chỉ số DALY (Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) của các quốc gia tương ứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể nghĩ rằng một DALY là một năm bị mất trong một cuộc sống "khỏe mạnh". Tổng của các DALY trên toàn dân, hoặc gánh nặng bệnh tật, có thể được coi là thước đo khoảng cách giữa tình trạng sức khỏe hiện tại và tình trạng sức khỏe lý tưởng khi toàn bộ dân số sống đến tuổi cao, không mắc bệnh và khuyết tật. Các chỉ số DALY đối với một bệnh hoặc tình trạng sức khỏe được tính bằng chỉ số YLL (số năm sống mất đi do tử vong sớm) do tỷ lệ tử vong sớm trong dân số và số năm sống khỏe mạnh bị mất đi do tàn tật (YLD) đối với những người phải sống với tình trạng bệnh tật hoặc mang hậu quả của nó.
Khoảng 198 quốc gia đang phải gánh chịu đại dịch. Ngay cả khoản đóng góp duy trì 10 triệu USD/ quốc gia cũng sẽ góp thành 2 tỷ USD/năm. Sau khi được thành lập, một quỹ như vậy cũng có thể thu hút sự đóng góp từ các tổ chức từ thiện và nâng cao quy mô của quỹ đến một mức độ đáng kể. Hơn nữa, nếu các nỗ lực nghiên cứu và phát triển (R&D) bắt nguồn từ quỹ tạo ra lợi ích lớn hơn nghĩa vụ trả tiền bản quyền của cộng đồng toàn cầu, quỹ sẽ thu hút sự đóng góp lớn hơn từ các thành viên. Dần dần, các quỹ bảo hiểm khu vực cũng có thể được hình thành, bên cạnh quỹ toàn cầu. Những người ủng hộ tinh thần Hợp tác Nam-Nam cũng có thể mường tượng một quỹ như vậy, dành cho và bởi các nước đang phát triển trên toàn cầu.
Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) toàn cầu về đổi mới liên quan đến sức khỏe
Đại dịch không xảy ra thường xuyên, mặc dù có những lo ngại về nguy cơ chúng có thường xuyên hơn trong tương lai với những nguy cơ biến đổi khí hậu. Các chi phí bảo hiểm hàng năm từ tất cả các quốc gia có thể được thu thập và tích lũy vào một quỹ để sử dụng trong trường hợp đại dịch xảy ra ở nhiều quốc gia. Do dự kiến sẽ xảy ra trong một khoảng cách thời gian đáng kể, một quỹ như vậy sẽ tăng lên hàng năm với dòng chảy thấp đáng kể. Nếu được đầu tư một cách thận trọng vào các công cụ tiền tệ được xác định cẩn thận, quỹ sẽ tăng theo cấp số nhân trong nhiều năm để phục vụ như một tấm lá chắn hiệu quả trong các thảm họa y tế toàn cầu như Ấn Độ và các nước đang phải đối mặt. Một phần của quỹ này cũng có thể được được lựa chọn cẩn thận để sử dụng đầu tư vào hoạt động R & D toàn cầu trong các dịch vụ y tế công cộng có thể giúp phát triển vắc-xin và thuốc mới. Một sáng kiến như vậy sẽ giúp giải quyết vấn đề cấp thiết liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (IPR) tạo ra triển vọng ngoài mong đợi của việc chuyển đổi các dịch vụ y tế thành ”lợi ích cá nhân”, có liên quan đến việc tạo ra một số lượng đáng kể lợi nhuận bất thường trong tay nhà đầu tư tư nhân. Quỹ toàn cầu được đề xuất này sẽ cạnh tranh chuyên nghiệp với các nhà đầu tư tư nhân trong việc đổi mới dược phẩm mà không yêu cầu thêm bất kỳ phần thưởng nào cho những nỗ lực đổi mới. IPR đối với các sản phẩm của họ sẽ nằm trong cộng đồng toàn cầu.
WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và GAVI (Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng) đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một hệ sinh thái y tế toàn cầu. Trong khi WHO tham gia vào việc tạo ra các giao thức được tiêu chuẩn hóa cho các hoạt động y tế toàn cầu cho cả mục đích phòng ngừa và chữa bệnh, GAVI lại có hiệu quả trong việc đảm bảo tiêm chủng phổ quát trên toàn cầu. Quỹ bảo hiểm đại dịch toàn cầu được đề xuất sẽ không chỉ mang lại thành công cho viện trợ cộng đồng toàn cầu vượt qua các trở ngại khác nhau liên quan đến đại dịch, mà còn đảm bảo các quỹ giá rẻ cho hoạt động R&D trên toàn cầu trong lĩnh vực y tế có thể vượt qua vấn đề gây tranh cãi về IPR thường tạo gánh nặng quá mức cho những người không có quyền đối với những cải tiến nhưng lại phụ thuộc vào sự tồn tại của chúng.
Một quỹ bảo hiểm đại dịch toàn cầu sẽ là điểm báo hiệu thực sự của việc đạt được SDG3 để đảm bảo rằng các dịch vụ y tế trở thành một Lợi ích Công Toàn cầu thực sự.
Biên dịch: Phạm Thủy Nguyên
Trích xuất từ Ấn phẩm: RIS Diary (Vol 16, No2, tháng 4/2020)
Author: Milindo Chakrabarti
Source: RIS Diary, Vol 16(2), April 2020