02/08/2019
Chính phủ Mỹ đã đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ, xóa tan nghi ngờ về các chính sách ngoại hối của Ấn Độ, bao gồm việc đánh giá thấp giá trị tiền tệ để đạt được lợi thế xuất khẩu.
Trong khi các chuyên gia hoan nghênh quyết định của Mỹ, họ nghi ngờ liệu động thái này có tạo ra tiếng nói cho các cuộc đàm phán thương mại tiếp theo giữa hai nước bao gồm chương trình ưu đãi thương mại của Ấn Độ và Mỹ. Chuyên gia kinh tế Saugata Bhattacharya của Ấn Độ cho biết “Ấn Độ không đủ điều kiện để bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ theo ít nhất 2 trong 3 tiêu chí”.
Tuy nhiên đây là bước tiến đáng hoan nghênh khi Mỹ loại bỏ Ấn Độ ra khỏi danh sách. Điều này hy vọng sẽ đặt ra tiếng nói chung về giải quyết một số khác biệt liên quan đến thương mại Hoa Kỳ, đặc biệt trong vấn đề Hệ thống Ưu đãi Tổng quát (GSP). Một nhóm gồm 25 nhà lập pháp có ảnh hưởng của Mỹ trước đó đã cảnh báo chính quyền Tổng thống Trump về việc chấm dứt chương trình GSP, mở đường cho việc nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ vào Mỹ.
Ấn Độ lần đầu tiên được đưa vào danh sách giám sát tiền tệ vào năm 2017 sau khi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ bổ sung 52 tỷ USD – tức là 1,8% GDP đã tăng dự trữ ngoại hối đáng kể thông qua sự can thiệp thường xuyên vào thị trường ngoại hối. Báo cáo tiền tệ của Bộ tài chính Mỹ trước Quốc hội cho biết có sự giảm sụt đáng chú ý trong năm 2018 về quy mô và tần suất mua ngoại hối của Ấn Độ. Ấn Độ đã được đưa ra khỏi danh sách giám sát tiền tệ khi đáp ứng một trong ba tiêu chí – thặng dư song phương đáng kể với Mỹ. Sau khi tăng dự trữ ngoại hối vào năm 2017, ngân hàng trung ương Ấn Độ đã ổn định thị trường ngoại hối vào năm 2018 với doanh thu ròng của ngoại hối đạt 1,7% GDP trong năm. Thặng dư thương mại song phương với Mỹ đạt 21 tỷ USD năm 2018. Trong đó, tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ giảm mạnh xuống 0,64% trong tháng 4 năm 2019.
Chính quyền Trump cũng đã đưa Thụy Sỹ ra khỏi danh sách giám sát tiền tệ, tuy nhiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc vẫn trong danh sách giám sát về khả năng điều hành ngoại hối không công bằng để đạt được lợi thế xuất khẩu. Chính quyền Trump đã mở rộng từ 6 thành 9 nước trong danh sách trong đó các nước mới bị đưa vào là Ý, Ireland từ EU và 3 quốc gia Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia và Việt Nam. Báo cáo tiền tệ của Bộ tài chính Mỹ được công bố vào ngày 28/5/2019 một lần nữa quyết định xem Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác đang thao túng thị trường tiền tệ ngay cả khi 2 trong 3 biện pháp thao túng tiền tệ được thắt chặt. Báo cáo cho biết không có quốc gia nào đáp ứng các tiêu chí để bị xem là một quốc gia đạt được lợi thế thương mại không công bằng với Mỹ bằng cách thao túng tiền tệ. Philip Wee, bộ phận nghiên cứu ngoại hối của DBS Group Research cho biết: "Sự kìm hãm của Washington trong việc không gắn mác Trung Quốc là một công cụ thao túng tiền tệ là một sự giải thoát. Nhưng điều không may là, điều này sẽ không đủ để bù đắp cho căng thẳng thương mại Trung - Mỹ đang đè nặng lên tiền tệ".
Nguyễn Thu Trang
Tổng hợp từ The Economic Times