02/08/2019
Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có khả năng giảm thấp dưới mức 7% trong năm 2019, mức thấp nhất trong 5 năm qua, vì mức sụt giảm chủ yếu trong quý IV. Điều này có thể khiến cho ngân hàng trung ương cắt giảm thêm lãi suất và nỗ lực đổi mới của chính phủ sắp tới để thúc đẩy nhu cầu và đầu tư tư nhân.
Một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế độc lập cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong tháng 3 của quý 1 đã giảm xuống còn 6 – 6,3% so với mức tăng 6,6% của năm 2018, làm giảm tốc độ tăng trưởng của năm tài chính này.
Ước tính tạm thời cho năm tài chính 2019 sẽ được công bố vào ngày 7/6/2019, một ngày sau khi Thủ tướng Modi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2 tại Hội đồng Bộ trưởng. Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Kotak Mahindra Upasna Bhardwaj cho biết: “Nền kinh tế đang phải đối mặt với điều kiện tài chính chặt chẽ hơn, nhu cầu trong nước và toàn cầu thấp hơn, tiêu dùng tư nhân chậm lại”. Ngân hàng Kotak Mahindra dự kiến tăng trưởng GDP quý IV là 6% và cho cả năm ở mức 6,9%. Theo nhà kinh tế trưởng Shubhada Rao tại Yes Bank: “ Các chỉ số kinh tế hàng đầu trong quý IV như IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp), PMI (chỉ số quản lý mua hàng), chỉ số cơ sở hạ tầng, doanh số bán hàng tự động và hàng hóa cho thấy sự suy giảm động lực. Kinh tế tăng trưởng ở mức 6,2% trong quý, nhu cầu toàn cầu vẫn sụt giảm giữa lúc cuộc chiến thương mại đang bất định”. Chính phủ mới phải đối mặt với nhiệm vụ nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng để vực dậy tăng trưởng nền kinh tế trong khi cần thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Nhu cầu chậm lại
Sự suy giảm này trong nửa cuối năm tài chính là do nhu cầu của người tiêu dùng suy giảm trong khi các khoản đầu tư chìm dưới đáy. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), một phương pháp dựa trên số lượng, tăng 3,6% trong năm 2019 so với sự tăng trưởng trong sản xuất tăng 3,5%.
Một số chỉ số khác như doanh số bán ô tô, vận tài hàng hóa bằng đường sắt, tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ, giao thông hàng không nội địa và nhập khẩu (không dầu, không vàng, không bạc) cho thấy sự chậm lại trong tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng tư nhân, mặc dù lạm phát thấp. Doanh số bán xe chở khách tăng chậm trong 5 năm qua ở mức 2,7% trong năm 2018 – 2019. Việc giảm chi tiêu của chính phủ để đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách ở mức 3,4% GDP cũng có thể góp phần làm giảm nhu cầu. Chi tiêu công và tiêu dùng đã thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đầu tư và xuất khẩu thấp.
Ngân hàng nhà nước Ấn Độ (SBI) đã dự báo tăng trưởng GDP quý IV ở mức 6,1% trong khi tăng trưởng giá trị gia tăng có thể ở mức 6% hoặc giảm nhẹ xuống dưới mức 5,9%. Nhà kinh tế trưởng DK Joshi cho biết “Tăng trưởng công nghiệp yếu và tiêu thụ ô tô suy giảm sẽ hiển thị trong các con số tăng trưởng. Ngành nông nghiệp đã không phát triển mạnh trong năm 2018-2019 và tăng trưởng theo xu hướng thấp hơn”.
Các chuyên gia cho biết, hạn chế thanh khoản đối với các công ty tài chính phi ngân hàng (NBFC) xuất phát từ dịch vụ tài chính và cho thuê cơ sở hạ tầng (IL & FS) cũng đánh vào nhu cầu người tiêu dùng.
Hy vọng cắt giảm lãi suất
Hầu hết các nhà kinh tế được khảo sát đều kỳ vọng Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) sẽ cắt giảm lãi suất trong thông báo chính sách ngày 6/6/2019 để tăng nhu cầu, vì tỷ lệ lạm phát vẫn trong mức kiểm soát. Ông Bhardwaj của ngân hàng Kotak Mahindra cho biết “Với không gian tài chính hạn chế, triển vọng tiếp tục có vẻ ảm đạm, trong bối cảnh này có thể cắt giảm 50 điểm (bps) trong tương lai, một điểm cơ bản là 0,01 %”. Ngân hàng nhà nước Ấn Độ SBI dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất từ khoảng 35 – 50 điểm (bps) trong chính sách sắp tới. Trong một báo cáo nghiên cứu, SBI cho biết “Thật thú vị, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ RBI lần đầu tiên có thể sử dụng sự thay đổi tỷ lệ ở bội số 25 bps như một bước đầu tên để cung cấp tín hiệu cho các chính sách trong tương lai”. RBI cho biết hy vọng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,4% trong năm tài chính 2019. Chính phủ đã chuyển trọng tâm từ lo ngại tình trạng lạm phát sang duy trì đà tăng trưởng, cắt giảm lãi suất hai lần liên tiếp ở mức 25 bps mỗi lần để củng cố nền kinh tế.
Nguyễn Thu Trang
Tổng hợp từ The Economic Times