02/08/2019
Mặc dù xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ là 9%, nhưng thâm hụt thương mại của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục với 176 tỷ USD trong năm 2018 – 2019. Theo dữ liệu được công bố bởi Bộ thương mại và Công nghiệp, xuất khẩu của Ấn Độ đạt 32,55 tỷ USD trong tháng 3 năm 2019, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2018 – 2019 lên đến 331 tỷ USD. Mặc dù đây là lần đầu tiên xuất khẩu nước ngoài đạt 300 tỷ USD trong 2 năm liên tiếp, xuất khẩu vẫn không thể vượt mục tiêu của chính phủ là 350 tỷ USD. Trong năm tài chính 2017 – 2018, xuất khẩu đạt ở mức 302,52 tỷ USD. Mặt khác, giá trị hàng hóa nhập khẩu liên tục tăng vọt, trong đó tăng trưởng ở mức 2 con số trong vòng 6-12 tháng qua, đã đưa nhập khẩu lên mức cao vọt với 507,44 tỷ USD. Con số này tăng lên 42 tỷ USD so với năm 2016-2017 của Ấn Độ.
Các giao dịch hàng hóa tăng mạnh trong tháng 3/2019
Đơn đặt hàng mới trong các lĩnh vực thu nhập ngoại hối quan trọng như đá quý, hàng hóa kỹ thuật, hóa dầu. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 2 con số lần đầu tiêu kể từ tháng 10 năm 2018. Trong số 30 sản phẩm chính có 20 sản phẩm ghi nhận mức tăng trưởng cao trong tháng 3 năm 2019, hàng hóa kỹ thuật tăng 16,2%, sau khi tăng chậm chỉ 1,7% vào tháng 2. Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu kỹ thuật của Ấn Độ Ravi Sehgal đã cảnh báo “Hàng hóa kỹ thuật có nhiều triển vọng nhưng cũng chứa đầy thách thức của Ấn Độ trong tương lai”. Ngành này chiếm ¼ tổng số ngoại hối thông qua xuất khẩu và EEPC đã đề xuất một sự thay đổi chiến lược trong xuất khẩu các sản phẩm cụ thể để cải thiện tăng trưởng.
Hàng may sẵn là lĩnh vực mà Ấn Độ bị cạnh tranh xuất khẩu đã giảm liên tục trong năm tài chính vừa qua, đã có dấu hiệu phục hồi ổn định với giá trị hàng hóa đạt giá trị xuất khẩu 1,7 tỷ USD trong tháng 3/2019, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hơn 15%. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu thuốc và dược phẩm đã giảm 13,59% trong tháng 3/2019, so với 16,2% trong tháng 2. Tốc độ xuất khẩu đối với hàng hóa kim cương, đá quý đã bị ảnh hưởng do nguồn dự trữ bị cạn kiệt sau hậu quả vụ lừa đảo báo cáo của Ngân hàng quốc gia Punjab.
Nhập khẩu chưa có dấu hiệu khôi phục
Lĩnh vực nhập khẩu lớn nhất là dầu thô, chi phí các chuyến hàng nội địa tăng 5,5%, trong khi giá dầu thô toàn cầu đã bắt đầu giảm từ đầu tháng 11 năm 2018. Vàng là hàng hóa nhập khẩu lớn thứ hai đã tăng mạnh 31,2% tương đương với 3,2 tỷ USD. Trong khi đó nhập khẩu kim loại đã giảm 10,81% trong tháng 2 sasu khi tăng 38% trong tháng 1/2019. Ngành công nghiệp tiếp tục chứng kiến sự biến động khi nhập khẩu tăng trong tháng 7/2018 trước sự sụt giảm trong 6 tháng qua. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ ở mức nhẹ 1,44% đồng thời thâm hụt thương mại đạt 10,89 tỷ đô la trong tháng 3, cao hơn 9,59 tỷ đô la so với tháng hai.
Nguyễn Thu Trang
Tổng hợp từ Business Standard