09/02/2022
Tổng hợp: ThS Nguyễn Thu Trang, Phòng NC Quan hệ Quốc tế và Hội nhập, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (VIISAS)
Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm những nền kinh tế đầy tham vọng, nguồn dự trữ đáng kể đối với con người, tự nhiên và phần lớn giao thương hàng hải, các lợi ích toàn cầu gắn bó chặt chẽ. Kể từ năm 2020, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các hoạt động ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vốn đã nhiều cạnh tranh về địa chính trị. Ngay trước khi xảy ra đại dịch Covid – 19, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực ảnh hưởng mạnh đến nền chính trị toàn cầu, đặc biệt với những bất ổn và thách thức tiềm ẩn gây ra bởi những tác động của Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Từ năm 2010 đã chứng kiến sự gia tăng của những cạnh tranh, hệ thống luật lệ dựa trên quy tắc quốc tế được thành lập từ sau Thế chiến thứ hai đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu được cho là thách thức lớn nhất từ trước đến nay đã đẩy thế giới vào những bất ổn không lường trước được, đồng thời làm “đứt gãy” chuỗi cung ứng toàn cầu. Song chính điều này làm giảm sự phức tạp về địa chính trị, địa kinh tế và công nghệ đã tồn tại dai dẳng mà khu vực đã phải trải qua.
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực tập trung các nền kinh tế đầy tham vọng, một thị trường rộng lớn với các tuyến vận tải biển nhộn nhịp nhất. Do đó, có rất nhiều các diễn đàn đa phương, song phương đã hình thành với các lợi ích và mối quan tâm chung. Trong bối cảnh đó, vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ trong các mối quan hệ với các nước lớn như Nhật Bản, Australia nhằm cung cấp các nguồn khác nhau thay thế cho sự phụ thuộc vào Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh này, nghiên cứu chỉ ra rằng, những gián đoạn do đại dịch gây ra và phản ứng của các quốc gia đã dẫn đến việc tăng cường vị thế và sự can dự của Ấn Độ trong khu vực.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sự ra đời chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ xuất phát từ hai yếu tố then chốt. Một là, từ nội tại của nước Mỹ. Là khu vực tiếp giáp với nhiều đại dương, cửa ngõ, yết hầu nối liền nước Mỹ với thế giới, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương luôn được Oa-sinh-tơn coi là khu vực địa chiến lược trọng yếu, tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của nước này. Vì vậy, việc thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là cách để Mỹ bảo vệ lợi ích của công dân và thị trường Mỹ, bảo đảm sự tự do và an ninh giao thông đường biển, duy trì thế cân bằng lực lượng, thúc đẩy các mặt dân chủ và nhân quyền theo tiêu chuẩn của Mỹ tại khu vực. Hai là, từ tình hình khách quan bên ngoài. Mỹ cho rằng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là việc Bắc Kinh nỗ lực xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông đang đe dọa dòng chảy thương mại tự do, đe dọa thu hẹp chủ quyền của các quốc gia, làm suy giảm sự ổn định khu vực và việc đẩy mạnh sáng kiến “Vành đai và Con đường” của nước này đang thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực. Trong khi đó, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chưa có một cơ chế đa phương về an ninh tập thể mà chủ yếu dựa trên các hiệp định và thỏa thuận song phương như Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ, Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, v.v. Vì cả hai yếu tố nội tại và bên ngoài này, Mỹ thấy cần phải tập hợp lực lượng, thắt chặt mối quan hệ với các đồng minh tại khu vực, trong đó có khuyến khích vai trò của Ấn Độ, để bảo vệ lợi ích, duy trì ảnh hưởng và vị trí siêu cường của mình tại khu vực.
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm một số nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới với các cảng biển hoạt động tích cực nhất, chiếm tới 60% thương mại hàng hải toàn cầu (Runde et al., 2020). Khu vực này cũng đã trở nên nổi bật khi trong vài thập kỷ qua, các chuỗi cung ứng đã được chuyển đổi thành chuỗi giá trị toàn cầu kết nối nhiều quốc gia (Runde và cộng sự, 2020) với Ấn Độ - Thái Bình Dương đóng vai trò là chủ thể. Bối cảnh địa chính trị ở khu vực này rất phức tạp, một mặt chứng kiến mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các quốc gia ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á với Trung Quốc, mặt khác, được đánh dấu bởi những chiến lược giữa các nhóm lợi ích. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã cho các nước trong khu vực lân cận vay tài chính và phụ thuộc vào nguồn lực chính trị của mình, thường khoản vay viện trợ này đã phải trả giá rất đắt.
Quan hệ đối tác phát triển của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Khi khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được thiết lập, New Delhi đầu tư nhiều hơn vào các nguồn lực và xây dựng khuôn khổ chính sách hướng tới việc mở rộng sự tham gia của Ấn Độ với khu vực. Cụ thể là Ấn Độ có các chính sách hàng hải mang tính xây dựng hơn, tăng cường vai trò của lực lượng hải quân, và thúc đẩy mối quan hệ với các đối tác có lợi ích tương xứng. Những gián đoạn do đại dịch gây ra và phản ứng của Ấn Độ trong đại dịch đã dẫn đến việc nâng cao vị thế và sự tham gia của quốc gia này trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trung Quốc nỗ lực trong việc xây dựng các kênh trên bộ cũng như trên biển nhằm ràng buộc các quốc gia xung quanh Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương gần gũi hơn với nền kinh tế Trung Quốc và thiết lập các tuyến đường thương mại cho phép Bắc Kinh tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, châu Âu và châu Phi. Trong khi Trung Quốc đang ra sức thực hiện mục tiêu của họ, điều quan trọng cần lưu ý là Ấn Độ cũng đang tìm cách thiết lập các mối quan hệ đối tác nhằm tăng cường an ninh và mở rộng sự hiện hiện của mình trong khu vực.
Bên cạnh lĩnh vực hàng hải, Ấn Độ cũng bắt đầu đẩy mạnh các cam kết với các khu vực Đông Á, Đông Nam Á kể từ năm 2014 trong khuôn khổ Sáng kiến “Hành động hướng Đông” được nâng cấp và chính sách “Láng giềng trước tiên” cùng với Sáng kiến SAGAR (An ninh và Tăng trưởng cho tất cả trong khu vực) tập trung hơn vào lĩnh vực hàng hải. Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm và thể hiện ý định của mình trong việc tăng cường mối quan hệ đối tác không chỉ với các nước như Việt Nam, Indonesia, Úc và Nhật Bản cùng với các thể chế khác trong khu vực như ASEAN với trọng tâm đổi mới về hướng Đông (Rajendram, 2014). Đây là một sự khác biệt rõ ràng so với trước đây khi Ấn Độ ít có khả năng hòa nhập với khu vực phía Đông (Brewster, 2013).
Chính quyền Trump đã thiết lập các cách tiếp cận cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó minh bạch tài khóa, chống tham nhũng, hỗ trợ dân chủ và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của các nước. Cách tiếp cận của Donal Trump nhằm mục đích chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh, đặc biệt là khi Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai Con đường để can dự chính sách cũng như can dự kinh tế vào các nước trong khu vực. Trên thực tế, trái ngược với cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của Trump, sự tham gia của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tập trung vào việc củng có các khuôn khổ hợp tác đa phương (Parpiani, 2021). Dưới thời chính quyền Biden hiện tại, chính sách của Mỹ đối với khu vực có vẻ sẽ tiếp tục đi trên con đường mà Trump vạch ra (Press Trust of India, 2021a) nhằm chứng tỏ sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực. Các chủ trương của Biden cho đến nay không chỉ tái khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà còn để thực hiện các định hướng của chính quyền Trump đưa ra với trọng tâm là củng cố quan hệ đối tác và nâng cao năng lực nội khối (King, 2021).
Sự thống nhất trong cách tiếp cận chính sách của hai nước đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã khiến Nhật Bản và Ấn Độ trở thành đối tác. Nhật Bản đã tham gia vào một số dự án kết nối cơ sở hạ tầng ở Nam Á và Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ, đồng thời hai nước không chỉ là thành viên của các tổ chức trong khu vực mà còn bắt đầu hợp tác phát triển các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước thứ 3 trong khu vực (Banerjee & Basu, 2021). Tầm nhìn chung của hai nước có điểm chúng là quản lý sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Do đó, các hợp tác ban đầu ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chủ yếu xoay quanh các sáng kiến cơ sở hạ tầng với Nhật Bản, dẫn đến hình thành “Hành lang tăng trưởng Á – Phi” (AAGC) (Amaresh, 2020). Đề xuất cho dự án này được coi là phản ứng trực tiếp với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc nhằm cung cấp giải pháp thay thế sự phụ thuộc kinh tế cho khu vực là mục tiêu chung của Thủ tướng Abe và Thủ tướng Modi. Sự tin cậy giữa hai nước đã mở đường cho nhiều sáng kiến khác bao gồm các cảng ở phía nam thành phố Chabahar, Iran và các cơ sở hạ tầng có thể ở Afghanistan, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Kenya và Việt Nam (Baruah, 2020).
Với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất, sự phụ thuộc ngày càng tăng của Hàn Quốc vào Bắc Kinh dường như ảnh hưởng nhiều đến tham vọng của Seoul. Vị thế bấp bênh của Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên và sự hiện diện của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa (Huynh, 2021). Những yếu tố này đòi hỏi những chính sách cân bằng của Hàn Quốc và các liên minh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (John, 2020).
Vai trò chiến lược của Ấn Độ được tăng cường hơn nữa trong khuôn khổ quan hệ Ấn Độ - Australia, được nâng cấp thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2020 (Jash, 2021). Ngoài ra, Canberra và New Delhi đã kí 9 thỏa thuận, trong đó đặc biệt là “Thỏa thuận hỗ trợ Hậu cầu tương hỗ” giữa Australia - Ấn Độ và Thỏa thuận triển khai Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, đưa ra các khuôn khổ nhằm tăng cường hơn nữa quốc phòng giữa hai nước.
Khả năng thích ứng với đại dịch Covid-19 và khả năng phục hồi kinh tế
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những gián đoạn trong phục hồi nền kinh tế của các nước trong khu vực. Các ứng phó đối với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chủ yếu ở 2 cấp độ: 1) các biện pháp tức thời, ngắn hạn bao gồm điều trị, phát hiện, tiêm chủng và 2) đua ra các cơ chế nhằm giải quyết các tác động lâu dài đến các biện pháp theo hướng phục hồi, tạo ra các thích ứng khi dịch bệnh vẫn ngày càng thay đổi và biến đổi. Các nỗ lực hướng tới hai hình thức này đều được nhắc đến ở các diễn đàn đa phương, chủ yếu là ngoại giao vắc xin, các cơ chế hợp tác đa phương và trong các lĩnh vực chủ yếu hướng tới giảm thiểu tác động lâu dài của đại dịch.
Ngoại giao trong thế giới hậu đại dịch được đặc trưng chủ yếu là ngoại giao y tế hoặc ngoại giao vắc xin, hiện đang là một chính sách đối ngoại quan trọng trong các nước. Trong thời kỳ đại dịch, Ấn Độ đang đã nhận ra vai trò của mình trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp vắc xin chính trên thế giới đã thúc đẩy cơ hội mở rộng quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Pant, 2021).
Vào tháng 1 năm 2021, hai loại vắc xin có triển vọng nhất của Ấn Độ là COVAXIN do Bharat Biotech sản xuất. Ngay sau khi tung ra 3,2 triệu liều đã được gửi đến Bangladesh, Nepal, Bhutan và Maldives, tiếp theo là các khoản quyên góp cho Mauritius, Myanmar, Seychelles và Sri Lanka (Slater, 2021). Tính đến tháng 3 năm 2021, Ấn Độ đã cung cấp 58 triệu liều vắc-xin cho 71 quốc gia (khoảng 50% LDCs và khoảng 1/3 SIDs), tiếp theo là các Quốc đảo Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Roy, 2021). Ngoại giao vắc xin do Ấn Độ thực hiện được cho là một tài sản ngoại giao tạo niềm tin với đối tác thân thiện và đáng tin cậy (Bhushan, 2021).
Ấn Độ đã nổi lên không chỉ như đối tác tích cực và sẵn sàng hiện diện trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mà còn là đối tác có trách nhiệm từ việc tăng cường năng lực cung cấp dược phẩm đến chuyển đổi cơ sở sản xuất để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của ngành y tế, để cung cấp viện trợ y tế cho một số quốc gia. Bên cạnh đó, nhóm Quad đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng chứng kiến sự mở rộng vai trò của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong thời gian đại dịch đang diễn ra. Vai trò tích cực do Ấn Độ đảm nhận gửi đi tín hiệu quan trọng về ý định chính trị của nước này trong việc tham gia vào khu vực phù hợp với năng lực của mình. Về mặt nào đó, cách tiếp cận nhanh chóng và chủ động của New Delhi là đỉnh cao của việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Úc và ASEAN, trong bối cảnh đối thủ cạnh tranh tăng cường sự can dự trong khu vực.
Quad là một trong những nền tảng quan trọng chứng kiến sự mở rộng vai trò của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra. Sự hồi sinh của nhóm Quad thể hiện việc xây dựng sự gắn kết trong khu vực và hỗ trợ phụ thuộc lẫn nhau là một chương trình nghị sự bền vững trong các diễn đàn. Đồng thời, giữa các nước thành viên cũng có mức độ thống nhất cao hơn trong việc duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định.
Kết luận
Ấn Độ nổi lên không chỉ như một người chơi tích cực trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà còn là một bên có trách nhiệm trong việc tăng cường năng lực sản xuất cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho ngành y tế viện trợ cho một số quốc gia (Jash, 2020). Vai trò tích cực do Ấn Độ đảm nhận là một tín hiệu tích cực về chiến lược chính trị trong việc tham gia vào an ninh khu vực. Cách tiếp cận chủ động của New Delhi bằng việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Australia và ASEAN.
Đại dịch Covid – 19 không chỉ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trong khu vực mà còn thúc đẩy quốc gia và các thể chế đa phương đưa ra các biện pháp ứng phó với tốc độ lây lan và ảnh hưởng của đại dịch. Thời gian tới, đại dịch có thể sẽ để lại hậu quả cho các nền kinh tế bao gồm nhu cầu cơ sở hạ tầng giảm, giảm đầu tư, thách thức về khả năng thanh toán cùng với những bất hòa trong xã hội. Những gián đoạn kinh tế do đại dịch gây ra đã và đang tạo ra sự “xói mòn” về nguồn vốn con người và xã hội, điều này đòi hỏi những nỗ lực phối hợp và những chính sách thay thế để có thể đáp ứng những thách thức do khủng hoảng gây ra. Có nhiều bài học được rút ra từ đại dịch, trong đó quan trọng nhất có thể là nhu cầu cấp thiết về hành động và nâng cao năng lực phục hồi trên các lĩnh vực, dịch vụ và kỹ thuật. Tác động của đại dịch được xác định là lâu dài và sâu rộng, tác động tới tất cả các tầng lớp xã hội và sẽ còn để lại hậu quả sâu sắc trong nhiều năm tới, đòi hỏi tất cả các chính phủ phải điều chỉnh chính sách (Kwakwa, 2021). Trong bối cảnh đó, vị trí của Ấn Độ với tư cách là một bên liên quan trực tiếp trong khu vực mang lại cho New Delhi lợi thế để bắt đầu các cuộc đối thoại cũng như hỗ trợ tạo ra một kiến trúc an ninh cân bằng để đối phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amaresh, P. (2020, June 27). An aisle of opportunity: The Asia Africa Growth Corridor. Diplomatist. Retrieved from https://diplomatist.com/2020/06/27/an-aisle-of-opportunitythe-asia-africa-growth-corridor/.
2. Asrani, P., Eapen, M. S., Hassan, M. I., & Sohal, S. S. (2021, June 30). Implications of the second wave of COVID-19 in India. The Lancet. doi: 10.1016/S2213-2600(21)00312-X.
3. Banerjee, S., & Basu, P. (2021, April 19). India-Japan partnership in third countries: A study of Bangladesh and Myanmar (Observer Research Foundation Issue Brief, Issue No. 460). Retrieved from https://www.orfonline.org/research/india-japan-partnership-in-thirdcountries-a-study-of-bangladesh-and-myanmar/.
4. Bansal, R., Burman, A., Chaudhuri, R., Prabhakar, T., Raghavan, S., & Rai, S. (2020, September). Recovery, resilience, and adaptation: India from 2020 to 2030 (Carnegie India Working Paper). Carnegie Endowment for International Peace. Retrieved from https://carnegieendowment.org/files/Chaudhuri_et_al_-_Recovery_Resilience_and_ Adaptation_v2.pdf.
5. Baruah, D. M. (2020, June 30). India in the Indo-Pacific: New Delhi’s theater of opportunity (Carnegie India Working Paper). Carnegie Endowment for International Peace. Retrieved from https://carnegieendowment.org/files/Baruah_UnderstandingIndia_final1.pdf.
6. Bhatia, R. (2020, June 18). Quad, China and the Indo-Pacific churn. Gateway House. Retrieved from https://www.gatewayhouse.in/quad-china-indo-pacific/.
7. Bhushan, R. (2021, April 10). 5 Top diplomats weigh in on India’s vaccine diplomacy. Money Control. Retrieved from https://www.moneycontrol.com/news/trends/current-affairstrends/5-top-diplomats-weigh-in-on-indias-vaccine-diplomacy-6752011.html. Borah, R. (2016, November 14). India’s maritime strategy in the Indo-Pacific. Maritime Issues. Retrieved from http://www.maritimeissues.com/commentary/indias-maritime-strategy-inthe-indopacific.html.
8. Brewster, D. (2013). India as an Asia Pacific power (1st ed.), Routledge Security in Asia Pacific. Abingdon, UK: Routledge.
9. Dekker, B., Nachiappan, K., & Okano-Heijmans, M. (2021, April). Fostering digital connectivity in and with the Indo-Pacific: Opportunities for the European Union (Scoping Paper for the European External Action Service (European Commission)). Retrieved from https://www.clingendael.org/sites/default/files/2021-04/Report_Digital_Connectivity_IndoPacific_April_2021.pdf
10. Jash, A. (2021, March 8). The Quad factor in the Indo-Pacific and the role of India. Air University (AU). Retrieved from https://www.airuniversity.af.edu/JIPA/Display/Article/ 2528182/the-quad-factor-in-the-indo-pacific-and-the-role-of-india/.
11. John, J. V. (2020, June 20). South Korean approach to Indo-Pacific: Engaging without endorsing. Indian Council of World Affairs. Retrieved from https://www.icwa.in/ show_content.php?lang=1&level=3&ls_id=5023&lid=3656.
12. King, G. (2021, April 16). The first 100 days: Biden means business in the Indo-Pacific. Australian Outlook, Australian Institute of International Affairs. Retrieved from https://www.internationalaffairs.org.au/australianoutlook/the-first-100-days-biden-means-business-in-the-indo-pacific/.
13. Kwakwa, V. (2021, January 4). How Asia Pacific can turn COVID crisis into an opportunity. World Bank Blogs. Retrieved from https://blogs.worldbank.org/eastasiapacific/how-asiapacific-can-turn-covid-crisis-opportunity.
14. Medcalf, R. (2013, October 10). The Indo-Pacific: What’s in a name? Volume 9, Number 2, The American Interest. Retrieved from https://www.the-american-interest.com/2013/10/10/ the-indo-pacific-whats-in-a-name/.
15. Medcalf, R., & Mohan, C. R. (2014, August 8). Responding to Indo-Pacific rivalry: Australia, India and middle power coalitions. Lowy Institute. Retrieved from https://www.lowyinstitute.org/publications/responding-indo-pacific-rivalry-australia-india-and-middlepower-coalitions.
16. Mihm, S. (2021, May 5). World badly needs vaccine diplomacy, that’s the lesson from polio & smallpox. The Print. Retrieved from https://theprint.in/opinion/world-badly-needs-vaccine-diplomacy-thats-the-lesson-from-polio-smallpox/652522/.
17. Ministry of Commerce & Industry. (2021, April 27). Australia-India-Japan Trade Ministers’ Joint Statement on launch of Supply Chain Resilience initiative. Press Information Bureau, Government of India. Retrieved from https://pib.gov.in/PressReleaseIframePage. aspx?PRID=1714362.
Nguồn tổng hợp: https://www.worldscientific.com/doi/epdf/10.1142/S2717541321400027