15/07/2021
Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ những năm gần đây có nhiều bước phát triển tích cực. Trong vòng 10 năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng khả quan. Từ 2008-2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trung bình khoảng 2,74 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 35,31%/năm, giá trị tăng trung bình 641 triệu USD/năm. Đặc biệt, do tác động của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ấn Độ có nhiều thuận lợi. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ từ năm 2010 có xu hướng tăng đáng kể. Giá trị xuất khẩu tăng hơn gấp đôi, từ 0,42 tỷ USD năm 2009 lên 0,99 tỷ USD năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất, gần 136% (cơ sở dữ liệu Trademap.org). Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ liên tục tăng trong vòng 10 năm trở lại đây.
1. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2008-2019
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ Việt Nam sang Ấn Độ trong giai đoạn 2008-2019 đạt 35,31%. Trong khi đó, trong cùng kỳ, tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ bình quân khoảng 5%, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trung bình đạt 16%. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2008-2019 cao hơn mức trung bình xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới và mức trung bình Ấn Độ nhập khẩu từ thế giới.
Bảng 1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2008-2019
Năm
Việt Nam xuất khẩu ra thế giới
Ấn Độ nhập khẩu từ thế giới
Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ
Giá trị (tỷ USD) (A)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị (tỷ USD) (B)
Giá trị (tỷ USD) (C)
Giá trị tăng trưởng (tỷ USD)
Tỷ trọng (so với Ấn Độ nhập khẩu từ thế giới) (C/B) (%)
Tỷ trọng (so với Việt Nam xuất khẩu ra thế giới) (C/A) (%)
2008
62,7
-
315,7
0,39
0,12
0,62
2009
57,1
-9
266,4
-16
0,42
0,03
7,69
0,16
0,74
2010
72,2
26
350
31
0,99
0,57
135,71
0,28
1,37
2011
96,9
34
462,4
32
1,55
0,56
56,57
0,34
1,60
2012
114,5
18
489
6
1,78
0,23
14,84
0,36
2013
132
15
466
-5
2,35
32,02
0,50
2014
150,2
14
459,4
-1
2,51
6,81
0,55
1,67
2015
162
8
390,8
-15
2,47
-0,04
-1,59
0,63
1,52
2016
176,6
9
356,7
2,69
0,22
8,91
0,75
2017
215,1
22
443,9
24
3,76
1,07
39,78
0,85
1,75
2018
243,7
13
509,3
6,54
2,78
73,94
1,28
2,68
2019
318,2
478,8
-6
7,44
0,9
13,76
2,34
Trung bình
16
5
2,741
0,641
35,31
Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Trademap.org
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2019, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng giảm thất thường, không ổn định. Giá trị tăng trưởng năm 2010 đạt gần 136%, nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2015 đạt mức -1,59% (tổng hợp số liệu từ Trademap.org). Ngoài ra, trong cả giai đoạn, tốc độ tăng trưởng biến động không ổn định với biên độ dao động lớn. Điều này cho thấy sự bất ổn định trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ.
Tỷ trọng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ trong tổng giá trị hàng hóa mà Ấn Độ nhập khẩu có xu hướng tăng dần. Cụ thể, trong năm 2008, tỷ trọng này mới chỉ đạt 0,12%, đã tăng lên 12,5 lần và đạt 1,55% vào năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ trong tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thế giới cũng có xu hướng tăng đều trong 10 năm trở lại đây (2008-2019). Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2008 chỉ chiếm 0,62% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam; năm 2019 tăng lên, đạt 2,34% (Bảng 1.1). Kết quả này cho thấy quan hệ đối tác thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đang có chiều hướng gia tăng.
2. So sánh thị trường đối tác của Ấn Độ và Việt Nam
Ấn Độ hiện là thị trường đối tác lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, đồng thời là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trên thị trường thế giới. Năm 2019, Ấn Độ đã vượt qua Anh và Thái Lan, Hà Lan để trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam với giá trị nhập khẩu 7,4 tỷ USD (Bảng 2.1). Theo dõi số liệu xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây, Ấn Độ đã tăng nhiều bậc trong bảng xếp hạng các quốc gia đối tác của Việt Nam, dần trở thành thị trường đối tác nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm liền, giai đoạn 2001-2007, Ấn Độ mới chỉ nằm ở vị trí thứ 31 trong danh sách các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Vị trí này đã được nhanh chóng cải thiện kể từ năm 2008 với vị trí thứ 27, và tăng liền 3 bậc với vị trí thứ 24 (năm 2009) và vị trí 20 (năm 2010). Theo tổng hợp số liệu thương mại từ Trademap.org, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm kể từ năm 2010 tới năm 2019, Ấn Độ đã nâng 13 bậc và trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam, lần lượt vượt qua nhiều đối tác truyền thống, quan trọng của Việt Nam như Anh, Thái Lan, Australia, Malaysia…
Việt Nam là thị trường đối tác xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới, đồng thời đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ (sau Indonesia, Singapore, Malaysia). Đặc biệt, năm 2019, Việt Nam đã vượt qua vị trí của Thái Lan trong danh sách các quốc gia trong khu vực ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ (Bảng 2.2).
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang top 11 nước/vùng lãnh thổ giai đoạn 2009-2019
(Đơn vị: Tỷ USD)
STT
Đối tác
1
Mỹ
11,4
14,3
17
19,7
23,9
28,6
33,5
38,5
41,5
47,6
69,3
2
Trung Quốc
5,4
7,7
11,6
12,8
13,2
14,9
16,6
35,4
41,4
64
3
Nhật Bản
6,3
11,1
13,1
13,5
14,7
14,1
16,8
18,8
22,4
4
Hàn Quốc
2,1
3,1
4,9
5,6
6,7
7,2
8,9
14,8
18,2
21
Đức
1,9
2,4
3,4
4,1
4,7
5,2
5,7
6,4
6,9
10,9
Hồng Kông
1,5
2,2
3,7
5,3
7
6,1
7,6
10
Ấn Độ
0,4
1,6
1,8
2,5
2,7
3,8
6,5
7,4
Hà Lan
1,4
1,7
2,9
4,8
7,1
Pháp
0,82
1,1
3,3
6,2
Anh
1,3
3,6
4,6
5,8
11
Thái Lan
1,2
2,8
3,5
3,2
5,5
Khác
24,5
30
38,8
45,4
53,9
61
61,2
60,7
71,6
78,2
88,5
Thế giới
Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của Trademap.org
Bảng 3: Giá trị nhập khẩu của Ấn Độ từ các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2010-2019 (Đơn vị: Tỷ USD)
Quốc gia
Indonesia
9,70
13,96
14,07
14,98
15,18
13,84
12,19
16,23
16,10
15,56
Singapore
7,26
8,16
7,80
7,03
7,07
7,40
6,72
7,23
14,48
14,89
Malaysia
6,00
9,11
10,49
9,33
10,93
9,57
8,65
8,90
10,44
10,41
Việt Nam
1,95
2,83
3,11
4,14
7,25
7,45
3,94
5,06
5,50
5,48
5,68
5,65
5,32
6,45
7,67
Brunei
0,21
0,70
0,94
0,77
0,61
0,46
0,60
0,43
0,58
Philippines
0,45
0,49
0,41
0,40
0,52
0,48
0,71
Myanmar
1,12
1,26
1,35
1,39
1,02
1,08
0,51
Cambodia
0,01
0,02
0,04
0,05
Lào
0,07
0,14
0,11
0,06
0,17
0,25
0,00
ASEAN
29,64
40,33
42,74
42,31
44,46
41,47
38,22
45,29
57,51
57,04
50,03
462,40
488,98
466,05
459,37
390,80
356,69
443,85
509,27
478,88
3. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ
3.1. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng theo mã HS 2 chữ số
Chuyển hướng theo xu hướng tăng như nhóm hàng HS85 chiếm 52% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ, với tỷ trọng tăng đáng kể so với mức 32% năm 2009. Ngoài ra, các nhóm hàng khác có xu hướng tăng tỷ trọng như HS74, HS28. Nhóm hàng HS84 có xu hướng tăng từ 3% (năm 2009) lên 10% (năm 2011), sau đó giảm dần tỷ trọng và chỉ còn chiếm 4% (năm 2019). Có cùng xu hướng là nhóm hàng HS40, tăng tỷ trọng từ 3% (năm 2009) lên 12% (năm 2012) rồi giảm xuống còn 3% (năm 2019). Đặc biệt, mã ngành HS09 có xu hướng giảm mạnh, từ 16% năm 2009 còn 2% năm 2019. Ngoài ra, các mã ngành khác có sự thay đổi không đáng kể.
Biểu đồ 1: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2009-2019
(Đơn vị: %)
Nguồn: Xây dựng từ cơ sở dữ liệu của Trademap.org
Nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Ấn Độ cũng cho thấy sự chuyển dịch đáng kể. Cụ thể, khi so sánh cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tại năm 2009 và 2019 cho thấy rõ sự chuyển dịch này. Năm 2009, 10 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Ấn Độ được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp gồm: HS85 (31%), HS09 (16%), HS 25 (6%), HS27 (4%), kế tiếp là HS39, HS40, HS84, HS38, HS28, HS44. Tới năm 2019, danh sách này đã có sự thay đổi về thứ bậc của một số nhóm hàng, bên cạnh đó là sự xuất hiện thêm những nhóm hàng chủ lực mới như HS74, HS73, HS64, HS72, thế chỗ cho một số nhóm hàng HS25, HS27, HS38, HS44. Trong đó, đáng chú ý là nhóm hàng HS85 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng ở vị trí đứng đầu danh sách, thậm chí chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn. Nhóm hàng HS74 cũng cho thấy một sự tiến bộ đáng kể khi không xuất hiện trong danh sách hàng chủ lực năm 2009, nhưng tới năm 2019 đã là mặt hàng chủ lực thứ 2 (chiếm tỷ trọng 7%).
Biểu đồ 2: Cơ cấu 10 nhóm hàng (HS2) xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2009, 2019
3.2. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng theo mã HS 6 chữ số
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đã có sự chuyển dịch đáng kể (Bảng 3.1, Biểu đồ 3.2, Biểu đồ 3.3). Cụ thể, nhiều mặt hàng được cho là chủ lực của Việt Nam năm 2009 như HS851712, HS090111, HS852290… thì đến năm 2019, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại thay bằng HS851770, HS852580, HS851762…
Bảng 4: Top 10 mặt hàng (HS6) xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ năm 2009, 2019
Mã HS6
Tỷ trọng (%)
'851712
'851770
20
'090111
'852580
'852290
'851762
'270111
'852872
'851830
'741110
'850720
'281820
'090411
'740819
'251010
'854140
'090611
'850760
'390410
'400122
56
43
Biểu đồ 3: Cơ cấu 10 mặt hàng (HS6) xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2009, 2019
Kết luận
Phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ cho thấy sự cải thiện đáng kể trên nhiều mặt, bao gồm cả về giá trị, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ấn Độ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2019. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong giai đoạn 2008-2019 cao hơn mức trung bình xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới và mức trung bình Ấn Độ nhập khẩu từ thế giới trong cùng giai đoạn. Tăng trưởng nhìn chung có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ tăng trưởng biến động không ổn định, biên độ dao động lớn. Điều này cho thấy sự bất ổn định trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ.
Cơ cấu nhóm hàng (mã HS 2 chữ số) và cơ cấu mặt hàng (mã HS 6 chữ số) của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ cũng có những sự chuyển biến đáng kể. Nhiều nhóm hàng được cho là chủ lực của Việt Nam năm 2009 như HS25 (muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng); HS27 (nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi-tum; các loại sáp khoáng chất); HS38 (các sản phẩm hóa chất khác); HS44 (gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ). Thay vào đó là các nhóm hàng chủ lực khác như HS64 (giày, dép và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên); HS72 (sắt và thép); HS73 (các sản phẩm bằng sắt hoặc thép); HS74 (đồng và các sản phẩm bằng đồng). Nhóm hàng HS85 (máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên) tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Cơ cấu mặt hàng (mã HS 6 chữ số) có sự chuyển dịch đáng kể khi so sánh giữa năm 2009 và năm 2019. Cụ thể nhiều mặt hàng từng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2009 như HS 851712, HS 090111, HS 852290,…đã được thay thế bởi các mặt hàng chủ lực khác như HS851770, HS852580, HS851762 vào năm 2019.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 1: Tên chương sản phẩm mã HS 2 chữ số
HS2
Tên chương
Cà phê, chè, chè paragoay và các loại gia vị
25
Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng
27
Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi- tum; các loại sáp khoáng chất
28
Hoá chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị
38
Các sản phẩm hóa chất khác
39
Plastic và các sản phẩm bằng plastic
40
Cao su và các sản phẩm bằng cao su
44
Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ
Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên
73
Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép
74
Đồng và các sản phẩm bằng đồng
84
Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
85
Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Phụ lục 2: Tên sản phẩm mã HS 6 chữ số
HS6
Tên sản phẩm
‘090111
Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
‘090411
Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc nghiền. Chưa xay hoặc chưa nghiền.
‘090611
Quế (trừ loại đã nghiền và xay)
‘251010
Canxi phosphat tự nhiên, canxi phosphat nhôm tự nhiên và đá phấn có chứa phosphat. Chưa nghiền.
‘270111
Anthracite, đã hoặc chưa nghiền thành bột, chưa kết tụ
‘281820
Ôxít nhôm (không bao gồm corundum nhân tạo)
‘390410
Các polyme từ vinyl clorua hoặc từ các olefin đã halogen hóa khác, dạng nguyên sinh. - Poly (vinyl clorua), chưa pha trộn với bất kỳ chất nào khác
‘400122
Cao su tự nhiên được định chuẩn về kỹ thuật (TSNR) (SEN)
‘740819
Dây đồng tinh luyện, có kích thước mặt cắt ngang tối đa <= 6 mm
‘741110
Ống và ống dẫn bằng đồng tinh luyện
‘850720
Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông). Ắc qui axit - chì khác.
‘850760
Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông). Bằng ion liti.
‘851712
Máy thu, chuyển đổi và truyền hoặc tái tạo giọng nói, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, bao gồm. thiết bị chuyển mạch và định tuyến (không bao gồm bộ điện thoại, máy điện thoại cho mạng di động hoặc cho các mạng không dây khác).
‘851762
Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến:
‘851770
Các bộ phận của bộ điện thoại, điện thoại dùng cho mạng di động hoặc cho các mạng không dây khác và của thiết bị khác để truyền hoặc nhận giọng nói, hình ảnh hoặc dữ liệu khác.
‘851830
Tai nghe và tai nghe, có hoặc không kết hợp với micrô và bộ bao gồm micrô và một hoặc nhiều loa (không bao gồm bộ điện thoại, thiết bị trợ thính và mũ bảo hiểm có tai nghe gắn trong, có hoặc không kết hợp micrô)
‘852290
Bộ phận và đồ phụ trợ chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị của nhóm 85.19 hoặc 85.21. Loại khác:
‘852580
Máy ảnh truyền hình, máy ảnh kỹ thuật số và máy quay video
‘852872
Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khác, màu
‘854140
Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; đi-ốt phát quang (LED):