15/11/2013
Gunit Chadha, đồng Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thành viên Hội đồng quản trị của Deutsch Bank AG là một trong số ít những chuyên gia ngân hàng trưởng thành trong môi trường nội địa và vươn đến nấc thang cao cấp tại một ngân hàng đa quốc gia. Theo ông Gunit Chadha, việc ngân hàng tập trung hơn vào châu Á có nghĩa sẽ có nhiều nguồn huy động vốn hơn cho Ấn Độ. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Times of India, Chadha đã đưa ra một số dự báo về tình hình kinh tế Ấn Độ và thế giới trong năm tài khóa 2012 - 2013.
Ông thấy triển vọng của năm 2013 có gì tốt hơn so với 2012?
Trong năm 2012, có nhiều lo lắng về vấn đề vách đá tài khóa của Hoa Kỳ, khủng hoảng tiền tệ tại khu vực đồng tiền chung Euro với cuộc bỏ phiếu của Hy Lạp và những khoản nợ tăng nhanh của Italia và Tây Ban Nha đang tiến đến mức đỉnh. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ, Nhật và Đại hội Đảng tại Trung Quốc khiến cho 65% GDP của cả thế giới phụ thuộc vào quyết định không dự đoán được của những cuộc bầu cử này.
Đó thực sự là những thử thách, tuy nhiên nền kinh tế toàn cầu đã vượt qua và tương đối ổn định, với những ý chí chính trị vững vàng và sự can thiệp kịp thời cùng với hợp tác của hệ thống ngân hàng trung ương, năm 2013 sẽ khá hơn. Theo nghiên cứu của Deutsche Bank, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ dự kiến đạt 1,7% trong năm 2013 và 2,9% trong năm 2014. Chúng ta đều đã thấy những số liệu tốt về thị trường nhà ở và sản lượng sản xuất tăng. Ở châu Âu, chính quyền đã xoa dịu thị trường và những người điều hành chính sách vĩ mô có thể làm tốt hơn trong quãng thời gian này và những chính sách chi tiêu hà tiện được áp dụng. Theo đánh giá của chúng tôi, châu Âu sẽ đạt tăng trưởng dương trong khoảng nửa sau của năm 2013. Tổng thể cả năm có thể sẽ tăng trưởng âm 0,8%, và đạt dương 1% trong năm 2014.
Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng 8,2%, đây là một mức tăng đáng kể nếu so với tình hình hiện tại hoặc so với năm 2012. Chắc chắn sẽ không có gì khó khăn. Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng 6,3% trong năm tài khóa 13-14, sẽ có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn 12-13. Nếu ghép những mảng này lại với nhau, bạn sẽ có một mức tăng trưởng toàn cầu đạt khoảng 3,1% trong năm 2013 và có thể lên tới 3,9% trong năm 2014.
Là thành viên của Hội đồng Nhóm quản trị và đồng Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến nay đã được 9 tháng, quan điểm của ông về kinh tế Ấn Độ như thế nào?
Theo nhiều cách, có thể nói tình hình khá là thú vị, bởi các nhà đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp đều kỳ vọng nhiều vào Ấn Độ hơn chính người Ấn. Giá vốn của các công ty trong khu vực tư nhân hiện đang cực kỳ thấp. Phân khúc bán lẻ trong nước và đầu tư vào bảo hiểm đã kéo dòng tiền ra khỏi các loại hình đầu tư cầm cố, nơi những nhà đầu tư gián tiếp đang làm chủ. Tôi vẫn kỳ vọng vào Ấn Độ trong trung và dài hạn và ở chừng mực nào đó vẫn lạc quan trong ngắn hạn. Không có gì ngăn cản sức cầu mạnh và đang tăng trưởng, cổ tức đều đặn, xu hướng đô thị hóa có khả năng tạo ra thêm 300 - 400 triệu người trung lưu trong vòng một thế kỷ tới hay những cơ hội đầu tư khổng lồ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ.
Tất nhiên, có những vấn đề về mặt nguồn cung, tuy nhiên hãy so sánh với những gì diễn ra ở phương Tây, nơi sức cung đang trì trệ. Các nhà đầu tư, đa quốc gia hoặc đầu tư gián tiếp, sẽ luôn lựa chọn đổ tiền vào nơi mà họ cho rằng có tiềm năng phát triển. Các chính sách gần đây của chính phủ đã khơi gợi sự kiên định và lấy lại tự tin.
Vậy kỳ vọng của ông với ngắn hạn và trung hạn thì thế nào?
Chính phủ nên ngay lập tức bắt đầu với việc phát triển vòng quay vốn bằng cách sử dụng tốt nguồn tiền vào đầu tư công và hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong năm 2013. Quan trọng hơn là, cần giải quyết các chính sách ngáng đường đối với các dự án cơ sở hạ tầng sản xuất, bởi sự đình trệ trong triển khai các dự án này là một sự lãng phí lớn các nguồn vốn quý báu. Điều đó sẽ giúp khu vực tư nhân, vốn đang đứng ngoài cuộc chơi, có được sự tự tin khi tái khởi động đầu tư vào khu vực dịch vụ. Ngoài một vài nhóm nhỏ, phần lớn khu vực tư nhân đang có tình hình tài chính tốt và khả năng đầu tư hiệu quả. Không nên để những tin tức tốt bị vùi lấp bởi quá nhiều tin xấu. Có rất nhiều các thương hiệu tầm cỡ quốc tế và những câu chuyện thành công tại Ấn Độ. Hãy chúc mừng họ và nhắc lại điều đó với những người đang do dự. Kinh tế Ấn Độ cả tầm vi mô và vĩ mô đều đang cải thiện đáng kể. Chúng tôi tin vào khả năng GDP Ấn Độ đạt 6,8% trong năm tài khóa 13-14 và chỉ số Sensex đạt 22.500 điểm vào cuối năm nay. Theo quan điểm của tôi, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ sẽ tiến thêm một bước với việc giảm lãi suất cơ bản từ 50 – 75 điểm trong năm 2013 do lạm phát có dấu hiệu suy giảm. Từ tất cả những nhân tố trên, có thể nói chúng ta sẽ có một năm 2014 ổn định, nếu không bao gồm cuộc bầu cử.
Các nhà đầu tư trái phiếu nước ngoài liệu có lo sợ về sự suy yếu của Ấn Độ?
Các nhà đầu tư quốc tế - các quỹ phúc lợi, các công ty bảo hiểm, và các quỹ khác đang tìm những nguồn vốn có giá rẻ. Tại Mỹ hay Anh, lãi suất gần như đã thấp hết mức có thể kể từ thế kỷ 18. Những công ty lớn của Ấn Độ đã cho thấy mức lợi tức hấp dẫn và tình hình tài chính lành mạnh. Có một vài quốc gia trên thế giới, ngoài Ấn Độ, nơi có mức lãi suất được đặt ở mức thấp. Với những nhà đầu tư trái phiếu Ấn Độ - gồm cả những nhà đầu tư gián tiếp - mức giá vốn giảm có nghĩa là cơ hội đang tăng. Trong một vài năm gần đây, nợ đến hạn của các doanh nghiệp đang được gia hạn thêm phản ánh sự tự tin của các nhà đầu tư trước những rủi ro tại Ấn Độ. Hầu hết mọi người tin rằng sự sụt giảm của các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời thấp, mặc dù các đơn vị đánh giá độc lập đều sẽ tiếp tục giám sát hành động của Chính phủ trong việc kiểm soát suy thoái kép.
Những rủi ro đối với Ấn Độ là gì?
Các nhà đầu tư đa danh mục rất tin tưởng rằng tăng trưởng của Ấn Độ đã vượt đáy. Nỗi lo lớn nhất của họ lúc này chính là đồng tiền. Họ khá lo lắng với tình trạng giảm giá của đồng rupee nếu thâm hụt tài khoản vãng lai không được kiểm soát trong trung hạn. Ngân hàng trung ương và chính phủ nên bảo đảm với các nhà đầu tư về chính sách tiền tệ. Trong khi với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, họ quan tâm hơn đến vấn đề chính sách và thuế, các nhà điều hành tập đoàn đa quốc gia thì vẫn tương đối lạc quan về thị trường Ấn Độ trong trung hạn và họ mong muốn có nhiều cải cách chính sách hơn, thị trường mở hơn, giảm hàng rào thuế quan và tự do thương mại.
Chính sách của Deutsche Bank với Ấn Độ như thế nào?
Deutsche Bank Ấn Độ đang nằm trong top 2 xét về mặt lợi nhuận trong tổng số 17 quốc gia mà phân nhánh Châu Á - Thái Bình Dương hoạt động. Chi nhánh này có lịch sử hiệu quả và ổn định khá tốt với mức trung bình 30%/năm, liên tục trong 5 năm qua. Họ có một đội quản lý mạnh và chúng tôi đã triển khai tới tất cả các đơn vị kinh doanh. Bước tiếp theo là triển khai mở rộng quy mô tại mỗi đơn vị, bằng cách nhượng quyền chuyên sâu với các đối tác. Ngân hàng đã đầu tư 10 tỷ rupee vào Ấn Độ trong quý vừa rồi nhằm hỗ trợ chính sách phát triển. Nếu bạn hỏi điểm tiến bộ quan trọng nhất giữa Deutsche Bank Ấn Độ hiện tại với Deutsche Bank của năm 2015, tôi sẽ trả lời rằng, đó là các giao dịch ngân hàng, ngoại hối, thị trường vốn và cơ cấu tài chính nhằm cung cấp vốn cho kỳ vọng phát triển của các doanh nghiệp Ấn.
Ông nghĩ thế nào về các chi nhánh do Deutsche Bank sở hữu 100%?
Vấn đề của việc lập chi nhánh hoặc dạng nào đó của chuỗi các đơn vị kinh doanh tại địa phương hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi không chỉ với Ấn Độ mà còn với nhiều thị trường khác. Trong khi phải giải quyết vấn đề phân quyền tại chi nhánh, điều này cũng nhằm tạo cơ sở để đón đầu luồng vốn đầu tư sau này. Trong ngắn hạn, xu hướng sẽ là gia tăng tính thanh khoản và các rào cản vốn tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, liệu có cách nào khác để đạt đến mục tiêu tương tự hay không, cùng với mục đích thu hút vốn nước ngoài? Điều này đặc biệt nhằm thu hút vốn cho nhu cầu phát triển tín dụng trong giai đoạn cấp bách khi mà tiết kiệm nội địa giảm nhẹ và thị trường trái phiếu vẫn còn mới mẻ cả về chiều sâu và quy mô.
Nếu chúng ta giả định rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ thiết lập chi nhánh tại Ấn Độ. Liệu các ngân hàng này có bị ép buộc phải giải ngân cho khu vực nông nghiệp khi họ không có sự chuyên nghiệp cần có khi hoạt động tại thị trường nội địa? Liệu họ có trả chi phí cho việc thiết lập một thứ mà với họ là không cần thiết? Hai việc này nghe có vẻ khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu. Từ quan điểm của một quốc gia, tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống ngân hàng mang tính cốt lõi tuy nhiên quan trọng không kém là việc xây dựng cơ sở hạ tầng cuối cùng cần được giao cho những người hiểu rõ địa bàn, và chi phí xây dựng có thể được chia đều cho cả hai bên.
Ông có nghĩ rằng Deutsche Bank sẽ tính toán lại nhân sự trong năm nay?
Tất cả các ngân hàng trên thế giới đều đang tính đến việc tối ưu hóa chi phí. Deutsche Bank đã cân đối mức chi phí và chúng tôi xác nhận sẽ cắt giảm 4,5 tỷ USD tính đến 2015. Đó là một mức khá đáng kể chúng tôi phải thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015 bằng cách cải thiện tình hình kinh doanh, thực thi các chương trình cải cách điều hành và sắp xếp lại nguồn lực từ những thị trường đã bão hòa về những thị trường đang phát triển. Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Ấn Độ nói riêng đang đặc biệt hưởng lợi từ những chính sách này. Chúng tôi hiện đã có trên 9.000 nhân sự tại Ấn Độ, bao gồm cả trung tâm hỗ trợ. Chúng tôi đã thực hiện cắt giảm nhân sự ở một số ngành dọc như dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, giao dịch liên ngân hàng. Chúng tôi sẽ giữ tính linh hoạt và hiệu quả đối với nhu cầu và cơ hội của đối tác.
Phạm Việt Dũng (dịch)