14/02/2022
Tổng hợp: ThS Nguyễn Đắc Tùng, Phòng NC Lịch sử-Văn hóa và Chính trị, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á
Bối cảnh
Vòng đàm phán cấp Tư lệnh Quân đoàn lần thứ 14 giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới hiện tại giữa Trung Quốc và Ấn Độ có liên quan đến khu vực tranh chấp biên giới tồn tại giữa hai nước vì mỗi quốc gia có một nhận thức khác nhau về biên giới. Biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, còn được gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC). LAC được chia thành ba khu vực: phía tây, ở giữa và phía đông. Ấn Độ và Trung Quốc không đồng ý về vị trí chính xác của LAC ở nhiều khu vực khác nhau, khi Ấn Độ tuyên bố rằng LAC dài 3.488 km trong khi Trung Quốc tin rằng nó dài khoảng 2.000 km.
Xung đột biên giới phía đông Ladakh giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc nổ ra vào đầu tháng 5/2020, khi binh lính Trung Quốc và Ấn Độ ném đá vào nhau tại tại bốn địa điểm tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là: hồ Pangong Tso, Galwan, Demchok và Daulat Beg Oldie làm 72 binh lính Ấn Độ và gần 30 binh lính Trung Quốc bị thương[1]. Đến đêm ngày 15/6/2020, xảy ra vụ ẩu đả giữa 250 binh sĩ Trung Quốc và hơn 100 binh lính Ấn Độ tại thung lũng Galwan, gần Aksai Chin, vùng đất đang tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và 76 binh sĩ bị thương, phía Trung Quốc có 5 binh sĩ thiệt mạng[2] . Đây là những thương vong đầu tiên ở khu vực biên giới tranh chấp Ấn Độ - Trung Quốc kể từ năm 1975 [3].
Theo Kênh truyền hình NDTV, Ấn Độ, nguyên nhân dẫn tới vụ ẩu đả đêm 15/6/2020, tại thung lũng Galwan, thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ. Theo đó, sự việc xảy ra khi 1 nhóm lính tuần tra Ấn Độ di chuyển để tháo dỡ 1 căn lều được Trung Quốc dựng trong thung lũng này ở độ cao hơn 4.700m. Trung Quốc trước đó đã đồng ý dỡ bỏ căn lều này. Quân đội Ấn Độ - Trung Quốc cũng đồng ý rút lui để tạo 1 khu vực trống, ngăn cách lực lượng hai bên và đảm bảo hòa bình. Tuy nhiên, tình hình đột nhiên xấu đi sau khi binh lính Trung Quốc tấn công Đại tá Santosh Babu của phía Ấn Độ. Binh lính ha inước đã lao vào ẩu đả bằng dùi cui, gậy có gắn đinh, ném đá lẫn nhau. Nhiều người còn ngã xuống sông Galwan hiện đang đóng băng. Đây chính là nguyên nhân khiến số binh lính tử vong tăng vọt do bị thương và nhiễm lạnh. Vụ ẩu đả đã kéo dài tới 6 tiếng. Cái lạnh khắc nghiệt tại vùng núi cao và việc bị mất nhiệt khiến nhiều binh lính bị tử vong dù trước đó họ chỉ bị thương. Phải đến sáng ngày 16/6/2020, một cuộc giải cứu binh lính Ấn Độ thiệt mạng và bị thương mới có thể diễn ra.
Tình hình trong khu vực xấu đi sau các cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan khiến Ấn Độ và Trung Quốc triển khai hàng trăm nghìn binh sĩ cũng như vũ khí hạng nặng đến các khu vực tranh chấp biên giới. Vào ngày 21/6/2020, chính phủ Ấn Độ đã cho các lực lượng vũ trang “tự do hoàn toàn nổ súng” để đưa ra phản ứng “phù hợp” với bất kỳ hành động nào của Trung Quốc dọc theo LAC.
Sau đó Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức nhiều vòng đàm phán cấp chỉ huy quân đoàn về vấn đề biên giới góp phần hạ nhiệt căng thẳng biên giới. Theo kết quả của một loạt các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự, hai bên đã hoàn tất quá trình rút quân vào tháng 2/2021, cả quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã rút khỏi các địa điểm đối đầu ở hồ Pangong, Gogla và Thung lũng Galwan. Mỗi bên hiện có khoảng 50.000 đến 60.000 quân dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) trong các khu vực nhạy cảm[4].
Dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc thường xuyên sử dụng sức mạnh quân sự để chèn ép các nước láng giềng và đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ phi lý, kể cả những vùng đồi núi, biển đảo. Hành động của chính quyền Trung Quốc trong việc xây dựng các boongke dọc theo lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ ở Ladakh là một chiến thuật mà Trung Quốc đã sử dụng với các quốc gia khác mà có tranh chấp về vấn đề biên giới. Đây là chiến thuật của họ khi liên tục đẩy lên cao trào các tranh cãi về lãnh thổ, thăm dò phản ứng đối phương, sau đó xây dựng các boongke cố định và đồn trú ở đó. Sau đó từng bước xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác. Kể từ khi bắt đầu cuộc đụng độ vào tháng 6/2020, Trung Quốc đã xây dựng hàng chục dãy nhà dọc theo “đường kiểm soát thực tế” ở phía Đông Ladakh để quân đội của họ có thể sống qua mùa đông dưới cái lạnh -30 độ ở đây. Về phần mình, Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã và đang xây dựng những con đường và một sân bay trực thăng mới của Ấn Độ đã được thiết lập ở đây với đường băng được mở rộng và doanh trại mới, các trận địa tên lửa đất đối không và radar mới dọc theo biên giới với Trung Quốc trong nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hơn các khu vực có giá trị chiến lược này, điều này làm phía Trung Quốc tức giận.
Ngày 18/11/2021, Trong cuộc họp ngoại giao trực tuyến giữa hai nước, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức vòng đàm phán quân sự lần thứ 14 để đạt được mục tiêu giải tỏa hoàn toàn các điểm xung đột còn lại ở phía đông Ladakh[5]. Ngày 1/1/2022, Trung Quốc ban hành Luật biên giới mới, cho phép binh sĩ Trung Quốc được nổ sung tại khu vực biên giới và đổi tên 15 địa điểm ở Arunachal Pradesh trên bản đồ của họ, sự việc này đã vấp phải sự phản đối của Ấn Độ[6].
Ngày 6/1/2022 Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây dựng một cây cầu bắc qua hồ Pangong ở phía đông Ladakh và cho biết nó nằm trong khu vực đã bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp kể từ năm 1962. Ấn Độ cũng cáo buộc việc Trung Quốc đổi tên một số địa điểm ở Arunachal Pradesh là “hành động vô lý” nhằm ủng hộ các yêu sách “lãnh thổ không thể xâm phạm”, khẳng định rằng bang Arunachal Pradesh luôn và sẽ luôn là một phần “bất khả xâm phạm” của Ấn Độ[7].
Diễn biến
Ngày 12/1/2021, diễn ra vòng đàm phán thứ 14 cấp tư lệnh quân đoàn kéo dài khoảng 13 giờ để giải quyết cuộc xung đột biên giới đã kéo dài từ tháng 5/2020 ở khu vực Ladakh, nơi có Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Cuộc họp bắt đầu lúc 9 giờ 30 phút sang và kết thúc vào khoảng 10 giờ 30 phút tối ngày 12/1/2022 theo giờ Ấn Độ tại địa điểm Chushul-Moldo, phía Trung Quốc thuộc Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) ở phía đông Ladakh[8]. Phái đoàn Ấn Độ tham dự tại cuộc hội đàm do Trung tướng Anindya Sengupta, Tư lệnh mới được bổ nhiệm của Quân đoàn 14 đóng tại Leh, dẫn đầu. Phái đoàn Trung Quốc do Thiếu tướng Dương Lâm, Quân khu trưởng Nam Tân Cương mới được bổ nhiệm dẫn đầu[9].
Tại cuộc đối thoại, phía Ấn Độ đang mong muốn đối thoại “mang tính xây dựng” với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề tại các điểm mâu thuẫn còn lại ở phía đông Ladakh[10] (thuộc LAC ở phía tây). Nội dung chính mà hai bên thảo luận tại vòng đàm phám lần thứ 14 là tiến hành quá trình giải tỏa tại khu vực Suối nước nóng (Hot Springs) hay (vị trí tuần tra số 15) thuộc khu vực phía đông Ladakh, nơi có tới 50 binh sĩ của cả hai bên đã tập trung cho một mùa đông nữa[11]. Bên cạnh đó, phía Ấn Độ cũng thúc giục việc quân đội hai nước sẽ rút quân sớm ở các điểm xung đột còn lại ở phía đông Ladakh[12]. Ấn Độ cũng khẳng định sẽ rút lui càng sớm càng tốt ở tất cả các điểm mâu thuẫn còn lại[13].
Tại cuộc đàm phán, hai nước nhất trí nên tuân theo hướng dẫn của các nhà lãnh đạo nhà nước và nỗ lực giải quyết các vấn đề còn lại trong thời gian sớm nhất. Điều này sẽ giúp khôi phục hòa bình và ổn định dọc theo khu vực phía tây LAC và thúc đẩy tiến bộ trong quan hệ song phương. Hai nước cũng nhất trí củng cố các kết quả trước đây và thực hiện các nỗ lực hiệu quả để duy trì an ninh và ổn định trên thực địa ở khu vực phía tây LAC, kể cả trong suốt mùa đông. Hai bên nhất trí giữ liên lạc chặt chẽ và duy trì đối thoại thông qua các kênh quân sự và ngoại giao, đồng thời tìmra giải pháp sớm nhất mà hai nước có thể chấp nhận được đối với các vấn đề còn lại[14].
Kết quả
Vòng đàm phán cấp Tư lệnh Quân đoàn lần thứ 14 giữa Ấn Độ và Trung Quốc, được tổ chức vài tuần sau khi Bắc Kinh ban hành Luật biên giới mới và đổi tên 15 địa điểm ở Arunachal Pradesh trên bản đồ của họ, đã kết thúc mà không có bất kỳ bước đột phá nào về việc rút lui khỏi Suối nước nóng (Hot Springs) ở phía đông Ladakh (thuộc LAC ở phía tây). Hai nước đã rơi vào tình trạng căng thẳng ở biên giới trong khoảng 20 tháng qua[15]. Kết quả của vòng đàm phán quân sự lần thứ 14 giữa Ấn Độ và Trung Quốc mặc dù không mang lại đột phá, song hai bên nhất trí duy trì đối thoại thông qua các kênh quân sự và ngoại giao để tìm ra “giải pháp được cả hai bên chấp thuận” cho các vấn đề tồn tại. Phía Ấn Độ khẳng định sẽ rút quân đội càng sớm càng tốt ở tất cả các điểm mâu thuẫn còn lại với Trung Quốc, bao gồm cả việc giải quyết các vấn đề ở Depsang Bulge và Demchok. Đây được coi là một bướt tiến lớn so với vòng đàm phán lần thứ 13 diễn ra vào ngày 10/10/2021 giữa Ấn Độ và Trung Quốc kết thúc trong bế tắc.
Ngày 13/1/2022, Ấn Độ và Trung Quốc đưa ra một tuyên bố chung cho biết hai nước đã nhất trí tiến hành vòng đàm phán biên giới tiếp theo vào thời gian sớm nhất. Tuyên bố chung cho biết “đại diện các cơ quan quốc phòng và ngoại giao của hai nước đã có mặt tại cuộc đàm phán. Hai bên đã có cuộc trao đổi quan điểm thẳng thắn và sâu sắc để giải quyết các vấn đề liên quan đến LAC ở khu vực biên giới Ladakh. Hai nước nhất trí rằng cả hai bên cần phải tuân theo chỉ đạo của các lãnh đạo nhà nước và phối hợp giải quyết sớm nhất các vấn đề còn lại. Hai nước cũng nhất trí củng cố các kết quả đạt được trước đó và thực hiện các nỗ lực có hiệu quả để duy trì an ninh và ổn định ở khu vực biên giới phía Tây (của Ấn Độ), kể cả trong mùa Đông. Hai bên đồng thời nhất trí giữ liên lạc chặt chẽ và duy trì đối thoại thông qua các kênh quân sự và ngoại giao, tìm ra giải pháp hai bên có thể chấp nhận cho các vấn đề còn lại trong thời gian sớm nhất”[16].
Các cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc - Ấn Độ thất bại là do cả Trung Quốc và Ấn Độ đều được dẫn dắt bởi các chính phủ có tinh thần dân tộc sâu sắc, và không bên nào chịu nhượng bộ. Chủ nghĩa dân tộc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được thể hiện trong chính sách đối ngoại thông qua việc tích cực theo đuổi các lợi ích của Bắc Kinh ở nước ngoài, bao gồm cả yêu sách lãnh thổ của nước này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thì thể hiện chủ nghĩa dân tộc trên trường quốc tế bằng cách có đường lối cứng rắn chống lại các đối thủ của Ấn Độ. Sau cuộc đụng độ năm vào mùa hè năm 2020 ở Ladakh, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hạn chế hợp tác thương mại với Trung Quốc, mặc dù kim ngạch thương mại song phương vẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc vượt 100 tỷ USD năm 2021[17].
Đánh giá
Tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc liên quan đến nhiều khu vực trên một đường biên giới dài Hymalaya không phải là mới mà đã xuất hiện từ cách đây hơn 80 năm, từng làm dấy lên một cuộc chiến tranh giữa hai nước vào năm 1962. Kể từ đó đến nay, vấn đề phân định biên giới trên bộ Ấn Độ - Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết dứt khoát, cho dù giữa hai bên đã có hơn 20 vòng đàm phán nhưng vẫn chưa phân định được mốc biên giới. Do sự phức tạp của tình hình, các cuộc đàm phán ở cả cấp độ quân sự và ngoại giao về vấn đề biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Tình trạng bế tắc hiện tại khó có thể chấm dứt ngay lập tức vì những vấn đề cụ thể vẫn cần được giải quyết vì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có nhận thức khác nhau về biên giới. Khi Ấn Độ và Trung Quốc không đồng ý về vị trí chính xác của LAC ở nhiều khu vực khác nhau, Ấn Độ tuyên bố rằng LAC dài 3.488 km trong khi Trung Quốc tin rằng nó dài khoảng 2.000 km. Suốt gần 1 thế kỷ năm qua, hai nước vẫn luôn mâu thuẫn về tuyến biên giới dọc dãy Himalaya và đụng độ vẫn thường xảy ra do các tuyên bố chồng lấn. Nhiều vòng đàm phán đã được tiến hành song vẫn chưa thể đưa hai quốc gia đông dân nhất thế giới này đi đến đồng thuận về vấn đề biên giới do lập trường khác nhau.
Tranh chấp biên giới là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc, và trong thời gian hơn 10 năm gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cho binh lính lấn sâu vào bên trong vùng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Ấn Độ, buộc Ấn Độ phải đưa viện quân lên biên giới để đẩy lùi. Theo phía Ấn Độ, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2019, Trung Quốc đã cho binh lính xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ hơn 1.500 lần. Tuy nhiên, đây chủ yếu là những sự cố nhỏ và hai bên chưa bao giờ nổ súng vào nhau, đúng theo thỏa thuận đã ký vào những năm 1990.
Trong thời gian tới, các vụ đối đầu, chạm trán hoàn toàn có thể xảy ra. Cho dù tình hình căng thẳng, nhưng nhiều nhà phân tích vẫn tương đối lạc quan, ghi nhận những nỗ lực ngoại giao đang diễn ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc để giải quyết vụ đối đầu ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Cho đến nay, hai bên đã có một số động thái rút quân, và không còn thế mặt đối mặt ở nhiều nơi, tình trạng leo thang căng thẳng đã suy giảm nhưng hai bên vẫn duy trì hiện diện quân sự tại vùng biên giới. Trong thời gian tới hai nước vẫn cần thêm một số cuộc họp quân sự cũng như ngoại giao cấp tướng để hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới Ấn Độ - Trung Quốc là điều không thể. Điều duy nhất hai nước có thể làm là kiềm chế xung đột.
Trong thời gian tới, ngay cả khi hai bên có rút quân hoàn toàn, thì về lâu dài, vẫn cần phải thiết lập lại các cơ chế, xây dựng lại lòng tin đã bị suy giảm nặng nề. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ở cả hai bên biên giới tiếp tục diễn ra sẽ làm tăng nguy cơ đụng độ. Tiến trình xây dựng này sẽ cần rất nhiều thời gian, nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa có động thái nào cho thấy sẽ thực hiện tiến trình này. Trung Quốc đang có những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm ngăn cản sự trỗi dậy của Ấn Độ, chẳng hạn như việc Trung Quốc cản trở Ấn Độ dẫn dắt các cơ chế chống khủng bố, kèm với những hành động gây hấn tại vùng biên giới, phát ngôn của các cơ quan nhà nước và truyền thông Trung Quốc về các căng thẳng biên giới với Ấn Độ trong quá khứ, những động thái này biến Trung Quốc thành một nhân tố không đáng tin cậy đối với Ấn Độ. Ngoài ra, trong thời gian đại dịch, hàng loạt các vấn đề như nguồn gốc Covid-19, Đài Loan xin gia nhập WHO, ngoại giao thời đại dịch của Trung Quốc... đã tạo ra tâm lý vô cùng tiêu cực của Ấn Độ về Trung Quốc[18].
Tài liệu tham khảo
1. China officially admits five military officers, soldiers killed in clash with Indian Army in Galwan (2021), https://indianexpress.com/article/india/china-officially-admits-five-military-officers-soldiers-killed-clash-with-indian-army-in-galwan-7195187/, ngày truy cập 15/1/2022.
2. China says ‘positive consensus’ with India over border dispute (2020), https://www.aljazeera.com/news/2020/6/11/china-says-positive-consensus-with-india-over-border-dispute, ngày truy cập 15/1/2022.
3. Huy Lê (2022), Không có đột phá sau vòng đàm phán quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc, https://www.vietnamplus.vn/khong-co-dot-pha-sau-vong-dam-phan-quan-su-giua-an-do-va-trung-quoc/768269.vnp, ngày truy cập 16/1/2022.
4. India-China Border Clash: At least 20 Indian soldiers dead as both sides suffer casualties (2020), https://www.defencestar.in/military/army/india-china-border-clash-at-least-20-indian-soldiers-dead-as-both-sides-suffer-casualties/3673/, ngày truy cập 15/1/2022.
5. India, China 14th round of military talks lasted for 13 hours (2022), https://www.livemint.com/news/india/ladakh-standoff-india-china-14th-round-of-military-talks-lasted-for-13-hours-11642041819914.html, ngày truy cập 15/1/2022.
6. India, China 14th Round Of Commander Level Talks Conclude. New Delhi Presses For Disengagement At Hot Springs (2022), https://news.abplive.com/news/india/india-china-14th-round-of-commander-level-talks-conclude-new-delhi-presses-for-disengagement-at-hot-springs-1506079?fbclid=IwAR0m8GPy-34vWzc6UJFf86Qeh8Rz8hSPvtjdHACd8flIkW7Vs2gwt_IRPJY, ngày truy cập 15/1/2022.
7. INDIA LOOKING FORWARD TO CONSTRUCTIVE DIALOGUE: SOURCES ON MILITARY TALKS WITH CHINA (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/india-looking-forward-to-constructive.html?m=1&fbclid=IwAR1szdZsfExyqy7NqodFMq_ZZYnSq6X6XBbtk1C8zdjkRj1c8ozIdJ4yw-s, ngày truy cập 15/1/2022.
8. India, China 14th round of military talks lasted for 13 hours (2022), https://www.livemint.com/news/india/ladakh-standoff-india-china-14th-round-of-military-talks-lasted-for-13-hours-11642041819914.html, ngày truy cập 15/1/2022.
9. India, China conclude 14th round of border talks, New Delhi presses for disengagement in eastern Ladakh (2022), https://www.timesnownews.com/india/article/india-china-conclude-14th-round-of-border-talks-new-delhi-presses-for-disengagement-in-eastern-ladakh/848937, ngày truy cập 15/1/2022.
10. No breakthrough in 14th round of India-China border talks: Joint statement (2022), https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/no-breakthrough-in-14th-round-of-india-china-border-talks-joint-statement/articleshow/88880814.cms?fbclid=IwAR1xViJu7iHbBTlx1X5u_hjRaMVqv50XIW987KKRAf7moPdcy_4E1QI_lKE&from=mdr, ngày truy cập 15/1/2022.
11. IN FOR THE LONG HAUL: CHINA NOT DOING ENOUGH TO DEFUSE BORDER TENSION (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/in-for-long-haul-china-not-doing-enough.html, ngày truy cập 16/1/2022.
12. WHY INDIA AND CHINA'S BORDER TALKS FAILED AGAIN: US MEDIA (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/why-india-and-chinas-border-talks.html, ngày truy cập 16/1/2022.
13. Tùng Dương (2021), Học giả Ấn Độ: Trung Quốc coi Ấn Độ là đối tượng dễ bắt nạt, https://nghiencuubiendong.vn/hoc-gia-an-do-trung-quoc-coi-an-do-la-doi-tuong-de-bat-nat.55232.anews, ngày truy cập 16/1/2022.
[1] China says ‘positive consensus’ with India over border dispute (2020), https://www.aljazeera.com/news/2020/6/11/china-says-positive-consensus-with-india-over-border-dispute, ngày truy cập 15/1/2022.
[2] China officially admits five military officers, soldiers killed in clash with Indian Army in Galwan (2021), https://indianexpress.com/article/india/china-officially-admits-five-military-officers-soldiers-killed-clash-with-indian-army-in-galwan-7195187/, ngày truy cập 15/1/2022.
[3] India-China Border Clash: At least 20 Indian soldiers dead as both sides suffer casualties (2020), https://www.defencestar.in/military/army/india-china-border-clash-at-least-20-indian-soldiers-dead-as-both-sides-suffer-casualties/3673/, ngày truy cập 15/1/2022.
[4] INDIA LOOKING FORWARD TO CONSTRUCTIVE DIALOGUE: SOURCES ON MILITARY TALKS WITH CHINA (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/india-looking-forward-to-constructive.html?m=1&fbclid=IwAR1szdZsfExyqy7NqodFMq_ZZYnSq6X6XBbtk1C8zdjkRj1c8ozIdJ4yw-s, ngày truy cập 15/1/2022.
[5] India, China 14th round of military talks lasted for 13 hours (2022), https://www.livemint.com/news/india/ladakh-standoff-india-china-14th-round-of-military-talks-lasted-for-13-hours-11642041819914.html, ngày truy cập 15/1/2022.
[6] IN FOR THE LONG HAUL: CHINA NOT DOING ENOUGH TO DEFUSE BORDER TENSION (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/in-for-long-haul-china-not-doing-enough.html, ngày truy cập 15/1/2022.
[7] India, China 14th round of military talks lasted for 13 hours (2022), https://www.livemint.com/news/india/ladakh-standoff-india-china-14th-round-of-military-talks-lasted-for-13-hours-11642041819914.html, ngày truy cập 15/1/2022.
[8] India, China 14th Round Of Commander Level Talks Conclude. New Delhi Presses For Disengagement At Hot Springs (2022), https://news.abplive.com/news/india/india-china-14th-round-of-commander-level-talks-conclude-new-delhi-presses-for-disengagement-at-hot-springs-1506079?fbclid=IwAR0m8GPy-34vWzc6UJFf86Qeh8Rz8hSPvtjdHACd8flIkW7Vs2gwt_IRPJY, ngày truy cập 15/1/2022.
[9] India, China 14th round of military talks lasted for 13 hours (2022), https://www.livemint.com/news/india/ladakh-standoff-india-china-14th-round-of-military-talks-lasted-for-13-hours-11642041819914.html, ngày truy cập 15/1/2022.
[10] INDIA LOOKING FORWARD TO CONSTRUCTIVE DIALOGUE: SOURCES ON MILITARY TALKS WITH CHINA (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/india-looking-forward-to-constructive.html?m=1&fbclid=IwAR1szdZsfExyqy7NqodFMq_ZZYnSq6X6XBbtk1C8zdjkRj1c8ozIdJ4yw-s, ngày truy cập 16/1/2022.
[11] WHY INDIA AND CHINA'S BORDER TALKS FAILED AGAIN: US MEDIA (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/why-india-and-chinas-border-talks.html, ngày truy cập 16/1/2022.
[12] India, China 14th round of military talks lasted for 13 hours (2022), https://www.livemint.com/news/india/ladakh-standoff-india-china-14th-round-of-military-talks-lasted-for-13-hours-11642041819914.html, ngày truy cập 15/1/2022.
[13] India, China conclude 14th round of border talks, New Delhi presses for disengagement in eastern Ladakh (2022), https://www.timesnownews.com/india/article/india-china-conclude-14th-round-of-border-talks-new-delhi-presses-for-disengagement-in-eastern-ladakh/848937, ngày truy cập 15/1/2022.
[14] No breakthrough in 14th round of India-China border talks: Joint statement (2022), https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/no-breakthrough-in-14th-round-of-india-china-border-talks-joint-statement/articleshow/88880814.cms?fbclid=IwAR1xViJu7iHbBTlx1X5u_hjRaMVqv50XIW987KKRAf7moPdcy_4E1QI_lKE&from=mdr, ngày truy cập 15/1/2022.
[15] IN FOR THE LONG HAUL: CHINA NOT DOING ENOUGH TO DEFUSE BORDER TENSION (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/in-for-long-haul-china-not-doing-enough.html, ngày truy cập 16/1/2022.
[16] Huy Lê (2022), Không có đột phá sau vòng đàm phán quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc, https://www.vietnamplus.vn/khong-co-dot-pha-sau-vong-dam-phan-quan-su-giua-an-do-va-trung-quoc/768269.vnp, ngày truy cập 16/1/2022.
[17] WHY INDIA AND CHINA'S BORDER TALKS FAILED AGAIN: US MEDIA (2022), http://www.indiandefensenews.in/2022/01/why-india-and-chinas-border-talks.html, ngày truy cập 16/1/2022.
[18] Tùng Dương (2021), Học giả Ấn Độ: Trung Quốc coi Ấn Độ là đối tượng dễ bắt nạt, https://nghiencuubiendong.vn/hoc-gia-an-do-trung-quoc-coi-an-do-la-doi-tuong-de-bat-nat.55232.anews, ngày truy cập 16/1/2022.
Giới thiệu cuốn sách “Nữ giới Phật giáo với báo chí” (Chủ biên: TS. Ni sư Như Nguyệt, TS. Lê Thị Hằng Nga, TS. Trần Thanh Thủy)
Giới thiệu cuốn sách “Quan hệ giữa Ấn Độ với một số nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam” (Chủ biên: Lê Thị Hằng Nga)
Giới thiệu cuốn sách “India – Vietnam Enhancing Partnership” (Co-editors: Jayachandra Reddy G & Nguyen Xuan Trung)
Giới thiệu cuốn sách “Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2018: Những vấn đề văn hóa, xã hội và phát triển (Chủ biên: Trần Hoàng Long)