31/05/2017
1. Chức năng, nhiệm vụ:
Phòng Nghiên cứu Quan hệ quốc tế là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. Phòng có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về quan hệ quốc tế của Ấn Độ và các nước Tây Nam Á nhằm cung cấp những luận chứng khoa học góp phần hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Phòng Nghiên cứu Quan hệ quốc tế có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Xây dựng các kế hoạch nghiên cứu dài hạn, trung hạn và hàng năm về quan hệ quốc tế của Ấn Độ và các nước Tây Nam Á phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, và phù hợp với định hướng quan hệ ngoại giao và chiến lược của đất nước; trình Viện trưởng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch được Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phê duyệt.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn khác của Viện Nghiên cứu và Tây Nam Á tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
- Trao đổi thông tin học thuật trong lĩnh vực quan hệ quốc tế với các cơ quan và các chuyên gia trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và với sự cho phép của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ nghiên cứu của phòng đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên. Đối với những cán bộ đã có bằng thạc sĩ thì tiếp tục đào tạo lên trình độ tiến sĩ.
- Chuẩn bị các chuyên đề thạc sĩ và tiến sĩ về quan hệ quốc tế của Ấn Độ và các nước Tây Nam Á để phục vụ cho chương trình đào tạo Châu Á học của Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Ngoài ra, Phòng Nghiên cứu Quan hệ quốc tế có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.
2. Cơ cấu tổ chức:
- Nghiên cứu viên chính: TS. Đặng Thu Thủy
- Nghiên cứu viên: ThS. Trần Ngọc Diễm
- Nghiên cứu viên: ThS. Nguyễn Thu Trang
- Nghiên cứu viên: ThS. Phạm Thủy Nguyên
- Nghiên cứu viên: ThS. Nguyễn Đức Trung
3. Định hướng nghiên cứu:
Phòng Nghiên cứu Quan hệ quốc tế có kế hoạch thực hiện nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Ấn Độ và các quốc gia Tây Nam Á theo hai hướng:
(1) Nghiên cứu cơ bản về quan hệ quốc tế của Ấn Độ và các quốc gia Tây Nam Á bao gồm các nội dung:
- Các tư tưởng và học thuyết chính trị, quan hệ quốc tế của Ấn Độ từ thời cổ đại đến ngày nay.
- Lịch sử chính sách đối ngoại và mối quan hệ bang giao của Ấn Độ đối với các nước láng giềng và khu vực.
- Mối quan hệ chính trị- ngoại giao giữa Ấn Độ và các quốc gia Tây Nam Á, cũng như với các nước khác trong khu vực và thế giới.
- Quan hệ quốc tế của các quốc gia Tây Nam Á với tư cách từng quốc gia riêng biệt hoặc với tư cách là một khu vực.
(2) Nghiên cứu những vấn đề cấp bách về quan hệ quốc tế của Ấn Độ và các quốc gia Tây Nam Á đương đại để phục vụ cho mục đích tư vấn chính sách đối ngoại cho Đảng và nhà nước về khu vực này, bao gồm:
- Vai trò và vị thế của Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới, đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản.v..v..
- Ấn Độ và sự nổi lên của các cường quốc mới trong khu vực Tây Nam Á và châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
- Các vấn đề trong kiến trúc, trật tự toàn cầu đang thay đổi và những phản hồi từ phía Ấn Độ và các nước Tây Nam Á
- Các vấn đề ngoại giao và kinh tế chính trị quốc tế hiện nay
- Kết hợp các học thuyết quan hệ quốc tế, kinh tế chính trị quốc tế và các vấn đề an ninh để tìm hiểu các vấn đề chính trị quốc tế xuyên quốc gia, đa quốc gia, khu vực và tiểu khu vực hiện nay.
Để thực hiện các hướng nghiên cứu trên, Phòng Nghiên cứu Quan hệ quốc tế xác định kế hoạch 5 năm từ nay đến năm 2017, với ưu tiên cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu cấp Viện. Các đề tài nghiên cứu được khai thác theo các hướng sau đây:
- Lịch sử ngoại giao giữa Ấn Độ và các nước trong khu vực
- Lịch sử tư tưởng chính trị và quan hệ quốc tế của Ấn Độ.
- Chiến lược ngoại giao của Ấn Độ trong tương lai
- Các vấn đề trong quan hệ quốc tế - ngoại giao giữa Ấn Độ và các nước Tây Nam Á
- Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và các nước Tây Nam Á với các khu vực khác ở châu Á.
- Văn hoá chiến lược của Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ và các tổ chức khu vực
- Vị trí và ảnh hưởng của Ấn Độ trong các xu thế chính trị toàn cầu và khu vực.
- Xu thế mới trong Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á và Việt Nam.
Giới thiệu cuốn sách “Nữ giới Phật giáo với báo chí” (Chủ biên: TS. Ni sư Như Nguyệt, TS. Lê Thị Hằng Nga, TS. Trần Thanh Thủy)
Giới thiệu cuốn sách “Quan hệ giữa Ấn Độ với một số nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam” (Chủ biên: Lê Thị Hằng Nga)
Giới thiệu cuốn sách “India – Vietnam Enhancing Partnership” (Co-editors: Jayachandra Reddy G & Nguyen Xuan Trung)
Giới thiệu cuốn sách “Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2018: Những vấn đề văn hóa, xã hội và phát triển (Chủ biên: Trần Hoàng Long)