• Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo viện
    • Hội đồng khoa học
    • Các phòng ban trực thuộc
    • Nhân sự
    • Quá trình phát triển
  • Hợp tác quốc tế
    • Hợp tác Quốc tế
    • Chương trình dự án HTQT
    • Các đối tác quốc tế
  • Hoạt động Khoa học
    • Đề tài KH cấp Nhà nước
    • Đề tài KH cấp Bộ
    • Đề tài KH cấp cơ sở
    • Điểm nhấn
    • Nghiên cứu
    • Hội thảo - Tọa đàm
  • Xuất bản phẩm
    • Tạp chí
    • Giới thiệu sách
    • Thể lệ gửi bài & đặt mua tạp chí
    • Ấn Phẩm công bố quốc tế
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Tin Quốc tế
    • Thông báo
  • Liên hệ
Hội Thảo - Tọa đàm

Toạ đàm khoa học “Sự hiện diện của người châu Âu tại Châu Á và các công ty Đông Ấn”

18/06/2019

Ngày 18/6/2019, tại Hội trường tầng 6, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã tổ chức Toạ đàm Khoa học mang chủ đề “Sự hiện diện của người châu Âu tại Châu Á và các công ty Đông Ấn” do GS. Dariusz Kołodziejczyk, chuyên ngành Lịch sử hiện đại tại Đại học Warsaw và Học viện Khoa học Ba Lan trình bày. Toạ đàm có sự tham gia của PGS.TS. Đỗ Thu Hà, Trường KHXH & Nhân văn, PGS.TS. Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông và các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Về phía Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung- Viện trưởng, TS. Trần Hoàng Long- Phó Viện trưởng, TS. Lê Thị Hằng Nga- Phó Tổng Biên tập tạp chí Ấn Độ và Nam Á và các nghiên cứu viên của Viện.

GS. Dariusz Kołodziejczyk đã trình bày về các chương trình nghiên cứu mang tính lịch sử về khu vực châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng. Ba Lan chịu ảnh hưởng của nhiều quốc gia Pháp, trong thời gian thế kỷ 15-17. Các liên kết được diễn ra giữa các quốc gia châu Âu, châu Á và châu Phi đã được hình thành từ sớm, và trở thành một phần trong quan hệ địa lý lịch sử của Ba Lan. Tuy nhiên, trong nghiên cứu lịch sử, ông nhận thấy các phương pháp thường xuất phát từ quan điểm của các quốc gia Tây Âu, trong khi khu vực Đông Âu còn cần nhiều nghiên cứu.

Tại Ba Lan và Trường đại học Warsaw, các chủ để nghiên cứu được khuyến khích bao gồm các khu vực phương Đông, khu vực học..., các hoạt động nghiên cứu tài liệu cỏ xưa đòi hỏi các sinh viên và người tham gia có kiến thức và biết ngôn ngữ về khu vực châu Á, và đặc biệt về Đông Á (Tiếng Trung, Tiếng Hindi...), đồng thời cả tiếng Latin; 4 mục tiêu chính của nghiên cứu bao gồm việc tìm hiểu:

  1. Điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm về văn hoá trong quan hệ trong hệ thống các công ty châu Âu tại châu Á.
  2. Liệu có thể coi những người thương gia và truyền giáo tới châu Á là những người châu Á là một tập thể tương đồng hay mang tính khác nhau giữa từng cá thể.
  3. Vai trò của các tổ chức thương mại và truyền giáo trong việc hình thành nhận thức về người châu Âu tại Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung.
  4. Điểm tương đồng và khác biệt giữa mạng lưới truyền đạo khác nhau (vd: Công giáo và Tin lành...), và ảnh hưởng của họ tại khu vực châu Á.

Thông qua tư liệu sách báo Đông Âu, văn bản, công trình, hồi ký của nhiều người châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng từng có liên hệ với khu vực châu Á từ thế kỷ 15. Trong nghiên cứu của mình về vai trò của người châu Âu tại Châu Á, ông rút ra một số điểm chính:

  • Thành viên của các công ty Hà Lan chủ yếu không là người Hà Lan mà từ nhiều quốc gia châu Âu khác (Đức, Ba Lan, Hungary) các công ty Đông Bắc Ấn. Những người châu Âu tới định cư và kết hôn với người bản xứ, hình thành tính đa dạng và giao thoa về quốc tịch, sắc tộc và tôn giáo cho những thế hệ sau.
  • Nhiều tài liệu, hồi ký, văn bản của người châu Âu di cư tới châu Á, mang tính lịch sử chưa được khai thác, hình thành một hướng nghiên cứu mới về ảnh hưởng của người châu Âu tại khu vực châu Á trong thời gian thế kỷ 15-17.

Từ những vấn đề trong lịch sử, các nghiên cứu của GS. Dariusz Kołodziejczyk cũng liên hệ với vấn đề toàn cầu hoá tại Ba Lan. Ông cho rằng cả Việt Nam và Ba Lan đều chia sẻ những quan điểm chung về toàn cầu hoá, như sự hoà nhập và đóng góp của các nước như Ba Lan và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá và lợi ích mang lại từ quá trình này. Những nghiên cứu và thành tựu của nhiều học giả mang tính Maxit hoá và có xu hướng chính trị hoá. Một số chi tiết không hoàn hảo có xu hướng bị lu mờ để nâng cao tinh thần dân tộc. Do đó, các nghiên cứu sử dụng các tư liệu, văn bản được cho là mang lại kết quả tích cực và khách quan hơn. Những nghiên cứu mới kỳ vọng mang lại những kết quả thực tiễn giúp các nước tăng cường lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, và hiểu biết sâu sắc về các nền văn hoá khác nhau. Buổi toạ đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các khách mời tham dự.

 

Thuỷ Nguyên



Other news:
  • Hội thảo: Các tạp chí Khoa học Xã hội và công tác xuất bản trong Cách mạng 4.0 và Hội nhập Quốc tế (14/06/2019)
  • Tọa đàm Khoa học “Bầu cử Ấn Độ 2019: Một số phân tích và đánh giá” (16/05/2019)
  • Toạ đàm Khoa học ngày 16/04/2019 (16/04/2019)
  • Chuyến công tác Đoàn cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tại Ấn Độ (08/04/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Kỷ niệm 90 năm Gurudev Rabindranath Tagore tới Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)” (29/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Một số vấn đề về phát triển năng lượng tái tạo Ấn Độ” (21/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong quan hệ lịch sử Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” (14/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Chính sách đối ngoại hòa bình thông qua sức mạnh của chính quyền Donald Trump: những tác động đến Ấn Độ và Việt Nam” (05/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Tìm hiểu Văn hóa Kinh doanh Ấn Độ và Việt Nam thông qua thước đo văn hóa G. Hofstede” (20/02/2019)
  • Toạ đàm khoa học "Phương pháp nghiên cứu khoa học" (19/01/2019)
Các tin đã đưa ngày:
Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về: "Kết nối văn hóa - văn minh giữa Ấn Độ và ASEAN" (15/07/2021) THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO: “Đánh giá hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại tỉnh Hà Giang” (08/04/2021) Call For Paper, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies (VJIAS), 2021 issue (17/12/2020) Thư mời viết bài HTQT: Mạng lưới nghiên cứu Nam Á (ACSAS) lần IV (07/12/2020) (2020) Call for Paper, International Conference: India - China strategic competition and its impacts on other countries (01/09/2020)

BẢN QUYỀN VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giấy phép số 197/GP-BC do Bộ VHTT cấp ngày 27/10/2005

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà VASS, Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 24.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: