• Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo viện
    • Hội đồng khoa học
    • Các phòng ban trực thuộc
    • Nhân sự
    • Quá trình phát triển
  • Hợp tác quốc tế
    • Hợp tác Quốc tế
    • Chương trình dự án HTQT
    • Các đối tác quốc tế
  • Hoạt động Khoa học
    • Đề tài KH cấp Nhà nước
    • Đề tài KH cấp Bộ
    • Đề tài KH cấp cơ sở
    • Điểm nhấn
    • Nghiên cứu
    • Hội thảo - Tọa đàm
  • Xuất bản phẩm
    • Tạp chí
    • Giới thiệu sách
    • Thể lệ gửi bài & đặt mua tạp chí
    • Ấn Phẩm công bố quốc tế
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Tin Quốc tế
    • Thông báo
  • Liên hệ
Hội Thảo - Tọa đàm

Toạ đàm Khoa học ngày 16/04/2019

16/04/2019

Nằm trong chương trình Tọa đàm khoa học định kỳ của Viện Nghiên cứu Ấn Độ & Tây Nam Á, chiều ngày 16/04/2019, tại Hội trường tầng 6, số 1A Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với hai chủ đề: “Lịch sử và văn hoá Tamils tại Đông Nam Á trong thế giới cổ đại và hiện đại”, do TS. Perumal Thamizoli, Nhà nhân chủng học xã hội và Tư vấn cao cấp cho Khối thịnh vượng học tập (COL) trình bày; và “Di sản du lịch văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam” do TS. Swamynathan Arulsamy, Trợ lý giáo sư, Học viện quản lý Great Lake, Chennai trình bày.

Tham gia toạ đàm có sự tham gia của PGS.TS. Đỗ Đức Định, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông và Bà Lê Thị Thanh Huyền, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, TS. Lê Thị Hằng Nga, Trưởng phòng Nghiên cứu Lịch sử Văn hoá và Phó Tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, cùng các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.

Trong bài báo cáo về “Lịch sử và văn hoá Tamils tại Đông Nam Á trong thế giới cổ đại và hiện đại”, TS. Perumal Thamizoli đã thể hiện sự kết nối liên tục giữa cộng đồng người Tamil và khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt động thương mại đường biển từ 2000 năm trước tới nay. Các văn khắc đã được tìm thấy tại các khu vực khác nhau ở Đông Nam Á bằng tiếng Tamil, Sanskrit và tiếng Trung. Đại dương đã trở thành tuyến đường giao thương cũng như giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Từ thế kỷ thứ VIII, người của vương quốc Chola Tamil đã có nhiều trao đổi thương mại. Sau thế kỷ XIII, với sự suy yếu của vương quốc Chola, trao đổi thương mại vẫn diễn ra, nhưng đã có sự giảm thiểu. Từ thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, Thực dân châu Âu mang những người Tamil tới khu vực Đông Nam Á, lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Sau này, nhiều người trong số họ đã trở lại Ấn Độ, để lại nhiều di sản. Lịch sử đã cho thấy mối liên hệ gần gũi giữa người Tamil Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á.

Vào những thập niên 1960-1970, quá trình di dân theo xu hướng toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình di dân của người Tamil. Cùng với Chính sách Hướng Đông (thập niên 1990) và Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN (AIFTA), những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đã và đang tăng cường kết nối hoạt động thương mại.  

TS. Swamynathan Arulsamy báo cáo về chủ đề “Di sản và du lịch văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam”. Theo TS. Swamynathan Arulsamy tại Việt Nam, còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá mang tính lịch sử (kinh thành Huế, Mỹ Sơn, Hội An, Chămpa). Các địa danh lịch sử có giá trị vật thể và phi vật thể có giá trị lớn đối với hoạt động du lịch. Ông cho rằng trong thời kỳ hiện đại hoá, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và quảng bá các địa danh này. Trong thời kỳ Champa (192 TCN -1832), Việt Nam và Ấn Độ đã kết nối thương mại đường dài, nhiều dữ liệu lịch sử cho thấy người Tamil đã tới định cư tại Việt Nam và tạo ra mối liên hệ tín ngưỡng giữa các triều đại Paliava và Phandya (Ấn Độ) và Chămpa (Việt Nam). Dựa vào nền tảng quan hệ trong lịch sử, hai nước có thể phát triển mối quan hệ, tuy nhiên có nhiều thách thức hai bên cần đối mặt, như sự khác biệt về văn hoá, chính trị, tín ngưỡng, điều kiện môi trường, tự nhiên, kinh tế. Việt Nam đã và đang tiến hành quảng bá du lịch để lại ấn tượng tốt đối với khách du lịch mà Ấn Độ có thể học tập và kết nối để tăng cường ngoại giao văn hoá.

Tại buổi toạ đàm, PGS.TS. Đỗ Đức Định đã chia sẻ ý kiến về lịch sử người Tamil tại Việt Nam. Ông cho rằng, trong khi hợp tác về thương mại và trao đổi hàng hoá có tính lâu đời, thì hoạt động du lịch văn hoá giữa hai quốc gia là một lĩnh vực mới có nhiều tiềm năng.

Bà Lê Thị Thanh Huyền nhấn mạnh ý kiến, 7 cảng biển quan trọng của Ấn Độ là cơ sở để kết nối di sản văn hoá dưới nước. Cảng Poompuhar (Tamil Nadu) là cảng quan trọng trong các thế kỷ VI-VII. Cảng này bị tàn phá sau trận bão lớn, hiện nay nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Hoạt động du lịch tại các khu vực văn hoá của Ấn Độ khá nhộn nhịp, cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của Chính phủ.

Các học giả có mặt tại Tọa đàm cho rằng cần có Bảo tàng dành cho các di sản văn hoá dưới nước ở Ấn Độ. Để thúc đẩy du lịch, Việt Nam có thể cải thiện việc sử dụng tiếng Anh trong các dịch vụ du lịch và áp dụng các ứng dụng hiện đại để giảm trở ngại về ngôn ngữ.  

 

Thủy Nguyên

 

 

 



Other news:
  • Chuyến công tác Đoàn cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tại Ấn Độ (08/04/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Kỷ niệm 90 năm Gurudev Rabindranath Tagore tới Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)” (29/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Một số vấn đề về phát triển năng lượng tái tạo Ấn Độ” (21/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong quan hệ lịch sử Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” (14/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Chính sách đối ngoại hòa bình thông qua sức mạnh của chính quyền Donald Trump: những tác động đến Ấn Độ và Việt Nam” (05/03/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Tìm hiểu Văn hóa Kinh doanh Ấn Độ và Việt Nam thông qua thước đo văn hóa G. Hofstede” (20/02/2019)
  • Toạ đàm khoa học "Phương pháp nghiên cứu khoa học" (19/01/2019)
  • Tọa đàm khoa học báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ 2018 “Chính sách đối ngoại của Iran từ năm 2005 đến nay” (03/12/2018)
  • Hội thảo của Mạng lưới nghiên cứu Quốc tế về Nam Á lần thứ hai (26/11/2018)
  • Toạ đàm “Di sản vĩnh cửu của Mahatma Gandhi và ý nghĩa của nó trong thế giới đương đại” của Học giả Shobhana Radhakrishna và Lễ Tặng sách của Trung tâm văn hoá Swami Vivekananda tại VIISAS (11/10/2018)
Các tin đã đưa ngày:
Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về: "Kết nối văn hóa - văn minh giữa Ấn Độ và ASEAN" (15/07/2021) THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO: “Đánh giá hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại tỉnh Hà Giang” (08/04/2021) Call For Paper, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies (VJIAS), 2021 issue (17/12/2020) Thư mời viết bài HTQT: Mạng lưới nghiên cứu Nam Á (ACSAS) lần IV (07/12/2020) (2020) Call for Paper, International Conference: India - China strategic competition and its impacts on other countries (01/09/2020)

BẢN QUYỀN VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giấy phép số 197/GP-BC do Bộ VHTT cấp ngày 27/10/2005

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà VASS, Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 24.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: