28/05/2021
Tác giả: TS. Đặng Thu Thủy, NCS. Nguyễn Đức Trung, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (VIISAS)
Nền kinh tế Ấn Độ rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 1979 do những ảnh hưởng nặng nề, tiêu cực từ đại dịch COVID19. Điều này đặt ra những thử thách lớn đối với Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trong việc theo đuổi “mục tiêu kép” vừa ứng phó dịch bệnh vừa phát triển kinh tế. Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2021) đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Ấn Độ vốn đã đang trên đà giảm tốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Ấn Độ ước tính sẽ giảm 9,6% trong năm tài khóa 2020-2021. Sự sụt giảm mạnh thể hiện rõ trong chi tiêu hộ gia đình và đầu tư tư nhân. Kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại lên mức 5,4% vào năm 2021 (Deloitte, 2020a).
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ không tránh khỏi làn sóng dịch bệnh Covid-19 khi ghi nhận ca mắc nhiễm bệnh đầu tiên vào cuối tháng 1/2020. Sau đó, số ca nhiễm mới tại quốc gia này đã tăng lên chóng mặt và “xô đổ” mọi kỷ lục thế giới về số ca mắc COVID19 trong ngày. Theo Worldometers (2021), tính đến cuối tháng 9/2020, Ấn Độ chính thức trở thành tâm dịch lớn thứ 2 thế giới với hơn 6,3 triệu ca nhiễm COVID19 và hơn 98.000 người trong số đó tử vong (WB, 2021; OECD, 2020a). Tự hào là một nền kinh tế năng động, đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, có những siêu đô thị hiện đại… Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành một siêu cường về kinh tế nhưng hiện tại dịch bệnh COVID19 với sức tàn phá lớn về kinh tế đã thổi bay giấc mơ xa vời này.
Theo Deloitte (2020a), Chính phủ hay các doanh nghiệp khi ứng phó với khủng hoảng, họ sẽ cần thời gian để tiếp ứng, phục hồi sau đó mới phát triển. Chúng ta thấy rõ đại dịch COVID19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ, thông qua 4 vecto truyền như gián đoạn cung cầu toàn cầu, sụt giảm nhu cầu trong nước, căng thẳng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và thiếu ổn định về giá dầu (Deloitte, 2020b).
Yếu tố thúc đẩy quá trình khôi phục nền kinh tế Ấn Độ hậu COVID-19
Theo nghiên cứu mới nhất của Deloitte (2020a) sự phục hồi của nền kinh tế của từng quốc gia phụ thuộc vào 5 yếu tố chính: (i) phương pháp điều trị và vaccine; (ii) các biện pháp kích thích của Chính phủ; (iii) tác động từ phía các ngành thứ cấp; (iv) sự phục hồi của nhu cầu và (v) nhận thức và sự tin tưởng của người dân.
Bảng 1: Năm yếu tố thúc đẩy quá trình khôi phục nền kinh tế hậu COVID19 tại Ấn Độ
Phương pháp điều trị và vaccine
- Chính phủ các nước đã tìm được các phác đồ điều trị hiệu quả, kể các các biến thể mới
- Vaccine đã được nghiên cứu và tiêm triển khai đại trà
Các biện pháp kích thích của Chính phủ
- Nỗ lực của các Chính phủ trong việc ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch bệnh.
- Chính phủ Ấn Độ đã mở rộng các biện pháp hỗ trợ như: y tế, thuế, tài chính, kinh doanh và xã hội
- Thành công của gói Atmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự cường) trong việc giảm nhẹ tác động của đại dịch
- Hiệu quả ngắn hạn và dài hạn trong việc đối phó với đại dịch
Tác động từ phía các ngành thứ cấp
- Kiểm soát các đợt bùng phát dịch nhỏ
- Gia tăng hiệu ứng domino đến tất các ngành liên quan
- Cắt giảm đầu tư, giảm thiểu căng thăng trên thị trường tài chính
- Gia tăng năng suất, tạo thêm việc làm và chuyển dịch kinh doanh hiệu quả
Sự phục hồi của nhu cầu
- Phục hồi cùng với nền kinh tế và thương mại toàn cầu.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng
- Tiết kiệm hiệu quả và giảm tỷ lệ mất việc trong nước
- Hạn chế các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và sự thiếu hụt lao động
Nhận thức và sự tin tưởng của người dân
- Nâng cao tầm hiểu biết của người dân cả về đại dịch và nền kinh tế để từng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức có cách ứng phó và xử lý hiệu quả.
- Thay đổi hành vi tiêu dùng hiệu quả
- Phát triển các doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi hiệu quả, tự động hóa, hạn chế tối đa hàng tồn kho và phụ thuộc quá nhiều vào đối tác.
Nguồn: Deloitte (2020a)
Bốn kịch bản triển vọng đối với nền kinh tế Ấn Độ hậu COVID19
Theo Deloitte (2020a) đánh giá khả năng hồi phục nền kinh tế Ấn Độ hậu COVID19 dựa trên bốn giả định liên quan đến năm yếu tố thúc đẩy đã nêu ở phần trên để có được bốn kịch bản có thể xảy ra. Từng giả định đưa ra đều sử dụng mô hình dự báo dựa vào mô hình kinh tế toàn cầu của Oxford Economics để tạo ra bốn kết quả kinh tế sau phục hồi.
Giả định 1
Giả định 2
Miêu tả
- Khả năng xảy ra bùng dịch thấp
- Giảm phát kinh tế toàn cầu sớm kết thúc
- Suy thoái sâu sắc tại Mỹ
- Hồi phúc kinh tế Trung Quốc sớm hơn dự đoán
- Việc hạn chế di chuyển tại Ấn Độ vẫn còn
- Chính phủ kỳ vọng GDP tăng 10,5% trong năm 2021
- Giống giả định 1
- Hạn chế trong các chính sách hỗ trợ
Hỗ trợ y học
- Thời gian chữa trị và phục hồi đã được rút ngắn
- Vaccine đã thử nghiệm và được tiêm cho người dân (chưa nhiều)
Tác động ngành (bên cung)
- Gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm sản lượng sâu ở Châu Âu, Mỹ.
- Sự gián đoạn lan đến tất cả các ngành chính, ngành phụ trợ.
- Hạn chế khả năng cung ứng do giãn cách, thiếu hụt nguồn đầu tư trở lại, thiếu lao động
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị tổn thương dẫn đến đóng cửa, vỡ nợ làm căng thẳng thêm cho thị trường tài chính.
- Năng suất vẫn chưa đạt được mức như thời kỳ trước dịch
Biện pháp chính sách
- Thực hiện hiệu quả gói hỗ trợ Atmanirbhar Bharat, tăng cường kết nối tài chính nhằm đạt được mục tiêu gia tăng GDP lên mức 10,5% trong năm tài khóa 2021
- Kết nối nhưng kém hiệu quả với gói hỗ trợ Atmanirbhar Bharat
Khôi phục nhu cầu
- Nhu cầu giảm mạnh tại Châu Âu và Mỹ
- Tỷ lệ thất nghiệp cao, hộ gia đình vướng các khoản nợ, phong tỏa lâu ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng
- Nhiều tiêu dùng trì hoãn các khoản chi tiêu lớn như: mua nhà, xe…
Nhận thức và niềm tin của người dân
- Người tiêu dùng thực sự lo lắng khi không biết rõ được tình hình thực tế về nền kinh tế, dịch bệnh và sẽ giữ tài chính cá nhân một cách thận trọng
- Các hoạt động tự khôi phục cụ thể từ người dân chưa rõ ràng
Phục hồi bền vững từ
- Quý 4/2021
- Quý 2/2022
Giả định 3
Giả định 4
- Trên toàn cầu bùng phát dịch
- Cuối năm 2021 toàn cầu mới có phương pháp ngăn chặn đại dịch cụ thể
- Ấn Độ đạt đỉnh dịch theo làn sóng mới đợt 1 vào Quý 3.2021 và đợt 2 vào Quý 4.2021
- Giãn cách xã hội duy trì tiếp tục từ năm 2021-2022
- Chính phủ kỳ vọng GDP tăng 10,5% trong năm 2021 và năm 2022
- Giống giả định 3
- Chính phủ kỳ vọng GDP tăng 10,5% trong năm 2021 nhưng năm 2022 thì lại hạn chế
- Điều trị bằng thuốc vẫn kém hiệu quả đối với số lượng lớn dân số
- Vaccine không hiệu quả và đến năm 2022 mới sử dụng được
- Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nghiêm trọng trên toàn cầu
- Một số các doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản hoặc đóng cửa
- Chính phủ cứu nhiều các ngành công nghiệp
- Nhiều chính quyền địa phương can thiệp vào nền kinh tế, ngành công nghiệp
- Thanh lý một số ngân hàng nhỏ, dự trữ của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đạt mức thấp
- Năng suất toàn cầu giảm
- Trình độ sản xuất ở một số ngành công nghiệp thấp
- Các gói kịch thích tài chính và tiền tệ ước đạt 11% GDP trong năm 2021, thậm chí cao hơn vào năm 2022
- 10,5% GDP ước đạt năm 2021 nhưng các chính sách hỗ trợ bị tiếp tục hạn chế vào năm 2022
- Suy thoái toàn cầu diễn ra nghiêm trọng trong vòng hai năm
- Tỷ lệ thất nghiệp cao cùng các khoản nợ từ phía các hỗ gia đinh dẫn đến những bất ổn trong xã hội
- Nhu cầu của người dân thấp hơn kỳ vọng
- Thiếu tin tưởng hoàn toàn vào tiêu dùng và đầu tư
- Các hoạt động tự khôi phục cụ thể từ người dân hoàn toàn không có
Phục hồi bền vững bắt từ
- Quý 3/2022
- Quý 2/2023
Sau khi đưa ra được bốn giả định cụ thể theo từng hướng đánh giá, nền kinh tế Ấn Độ sau đại dịch COVID19 sẽ bao gồm bốn kịch bản tương ứng sau những đánh giá về hỗ trợ y tế, khả năng phục hồi nền kinh tế, quy mô và hiệu quả của các gói hỗ trợ tài chính, tiền tệ, đánh giá nhu cầu…Bốn kịch bản của nền kinh tế Ấn Độ hậu COVID19 như sau (Deloitte, 2020a)
Bảng 2: Kịch bản hồi phục kinh tế Ấn Dộ hậu COVID19
Các biện pháp kích thích kinh tế đầy đủ hiệu quả
Các biện pháp kích thích kinh tế bị hạn chế
Bùng phát có kiểm soát
Kịch bản 1:
- GDP vượt qua mức kỳ vọng trước COVID19 kết thúc trong Quý 4/2021
- Các biện pháp kích thích kinh tế hiệu quả
- Các khoản vay của Chính phủ vượt các khoản đầu tư tư nhân
- Giá cả tăng nhanh do nhu cầu tăng hơn cung ứng
- Chính phủ tập trung phát triển kinh tế mạnh từ năm 2022
- Thâm hụt tài chính cao hơn và các khoản chi sẽ được rải ra trong thời gian dài hơn
Kịch bản 2:
- Các biện pháp kích thích tài chính bị hạn chế nên nền kinh tế phải cần nhiều thời gian hơn để hồi phục
- Tăng trưởng phải đến 2022 mới có đà, đặc biệt là khu vực đầu tư tư nhân và nhu cầu sẽ được tăng cao
- Giá cả tăng vừa phải
- Thâm hụt tài chính thấp hơn và các khoản chi sẽ rút trong thời gian ngắn hơn
Bùng phát tại nhiều điểm
Kịch bản 3:
- GDP vượt qua mức kỳ vọng trước COVID19 kết thúc trong Quý 3/2022
- Một số điểm trong nước bùng phát dịch nên nền kinh tế hồi phục vào năm 2022
- Các biện pháp kích thích kinh tế cũng được triển khai nhưng hồi phục dần dần
- Thâm hụt tài chính cao hơn nhiều và các khoản chi sẽ được rải ra trong thời gian dài hơn
Kịch bản 4:
- GDP vượt qua mức kỳ vọng trước COVID19 kết thúc trong Quý 2/2023
- Các biện pháp kích thích kinh tế được triển khai nhưng còn chậm.
- Thâm hụt tài chính cao và nhu cầu của người dân thấp lấn át đầu tư tư nhân
- Thâm hụt tài chính cao hơn và các khoản chi sẽ mất ít thời gian hơn kịch bản 3.
Tài liệu tham khảo
Bloomberg (2020). Nomura Expects India GDP to Contract 10.8% In 2020-21.https://www.bloombergquint.com/economy-finance/nomura-expects-india-gdp-to-contract-108-in-2020-21, ngày 23/2/2021
Deloitte (2020a). Covid -19: Indian economic forecast amidst uncertainties. July 2020.
Deloitte (2020b).COVID-19: Likely case scenarios for Indian economy, April 2020, Deloitte India, COVID-19.
Ministry of Statistics and Programme Implementation (2021). Annual Report 2020-2021. Government of India
OECD (2020a). Health at a Glance: Asia/Pacific 2020 - Measuring Progress Towards Universal Health Coverage.
OECD (2020b). OECD Economic outlook. December 2020
Statista (2021b). Impact on unemployment rate due to the coronavirus (COVID-19) lockdown in India from January 2020 to January 2021.
Statista (2021c). Impact on number of people employed during the coronavirus (COVID-19) lockdown in India between May 2020 and January 2021.
The Hindu (2020). Fitch revises India GDP forecast, sees contraction at 9.4%.https://www.thehindu.com/business/Economy/fitch-revises-india-gdp-forecast-sees-contraction-at-94/article33276496.ece, truy cập ngày 23/2/2021
World Bank (2021). Global Economic Prospects.
Worldometers (2021). COVID19 Coronavirus Pandemic. https://www.worldometers.info/coronavirus/?utm_campaign=homeAdvegas1? ,cập nhật ngày 23/2/2021