• Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo viện
    • Hội đồng khoa học
    • Các phòng ban trực thuộc
    • Nhân sự
    • Quá trình phát triển
  • Hợp tác quốc tế
    • Hợp tác Quốc tế
    • Chương trình dự án HTQT
    • Các đối tác quốc tế
  • Hoạt động Khoa học
    • Đề tài KH cấp Nhà nước
    • Đề tài KH cấp Bộ
    • Đề tài KH cấp cơ sở
    • Điểm nhấn
    • Nghiên cứu
    • Hội thảo - Tọa đàm
  • Xuất bản phẩm
    • Tạp chí
    • Giới thiệu sách
    • Thể lệ gửi bài & đặt mua tạp chí
    • Ấn Phẩm công bố quốc tế
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Tin Quốc tế
    • Thông báo
  • Liên hệ
  •  
  • Publications
  • Sách

Chính sách đối ngoại của Iran giai đoạn 2005 - 2019

11/05/2020

Để phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách đối ngoại của Iran nêu, cuốn sách “Chính sách đối ngoại của Iran giai đoạn 2005 – 2019” đã được xuất bản vào tháng 12 năm 2019 do PGS.TS Nguyễn Xuân Trung và Thạc sĩ Nguyễn Lê Thy Thương, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đồng chủ biên, nội dung được chia thành 3 chương:

Tại khu vực Trung Đông, Iran là quốc gia sở hữu nhiều ưu thế lớn về: diện tích lãnh thổ, vị trí địa lý, quy mô dân số, tiềm lực quân sự, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ,.... Hiện nay, Iran với vị thế là cường quốc khu vực, phát ngôn và hành động của Iran đóng vai trò quan trọng, không chỉ tác động đến chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia khác mà còn có thể thay đổi cục diện trong các vấn đề  “nóng bỏng” tại Trung Đông như: xung đột Israel-Palestine, nội chiến tại Syria, cách mạng Mùa xuân Ả Rập…Bản thân quốc gia này cũng là tâm điểm của nhiều xung đột với các quốc gia khác (Iraq, Israel và Arab Saudi). 

Chương 1: Tập trung phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Iran dưới thời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad (2005-2013) và Tổng thống Hassan  Rouhani (2013- 2019), bao gồm: những yếu tố bên ngoài (bối cảnh quốc tế và khu vực) và những yếu tố bên trong (đặc điểm chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa - xã hội).

Chương 2: Phân tích chính sách đối ngoại của Iran được thực thi trong giai đoạn (2005 – 2019) dưới sự lãnh đạo của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Hassan Rouhani. Do quan điểm và lập trường khác nhau, chính sách đối ngoại của Iran ở mỗi đời tổng thống cũng có sự khác biệt rõ rệt.

 Chương 3: Tập trung phân tích bối cảnh trong và ngoài nước của Iran, nhấn mạnh vào các xu hướng quan hệ quốc tế mới đang định hình một trật tự thế giới mới và xu thế tăng cường cạnh tranh quyền lực ở khu vực Trung Đông. Từ đó, đưa ra nhận định về xu hướng đối ngoại của Iran những năm tiếp theo và đề xuất những hàm ý chính sách cho Việt Nam.

 Xin  trân trọng giới thiệu tới bạn đọc

 


Các sách khác
  • Giới thiệu Cuốn sách “India’s Relations with its Neighboring Countries in the New Context” (25/12/2020)
  • Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng N.Modi (08/07/2020)
  • Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1991 (06/12/2018)
  • Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Pakistan những năm đầu thế kỷ XXI và xu hướng phát triển (11/10/2018)
  • Quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ 1947 – 1991 (25/06/2018)
Xuất bản phẩm
  • Tạp chí
  • Giới thiệu sách
  • Thể lệ gửi bài & đặt mua tạp chí
  • Ấn Phẩm công bố quốc tế
 

BẢN QUYỀN VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giấy phép số 197/GP-BC do Bộ VHTT cấp ngày 27/10/2005

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà VASS, Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 24.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: