• Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo viện
    • Hội đồng khoa học
    • Các phòng ban trực thuộc
    • Nhân sự
    • Quá trình phát triển
  • Hợp tác quốc tế
    • Hợp tác Quốc tế
    • Chương trình dự án HTQT
    • Các đối tác quốc tế
  • Hoạt động Khoa học
    • Đề tài KH cấp Nhà nước
    • Đề tài KH cấp Bộ
    • Đề tài KH cấp cơ sở
    • Điểm nhấn
    • Nghiên cứu
    • Hội thảo - Tọa đàm
  • Xuất bản phẩm
    • Tạp chí
    • Giới thiệu sách
    • Thể lệ gửi bài & đặt mua tạp chí
    • Ấn Phẩm công bố quốc tế
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Tin Quốc tế
    • Thông báo
  • Liên hệ
  •  
  • Hoạt động Khoa học
  • Hội thảo - Tọa đàm
Hội thảo - Tọa đàm

Chương trình Toạ đàm Khoa học “Tìm kiếm cân bằng quyền lực mới trong thế giới của Trump”

30/12/2019

Sáng ngày 30/12/2019, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã tổ chức chương trình toạ đàm khoa học chủ đề “Tìm kiếm cân bằng quyền lực mới trong thế giới của Tổng thống Trump” do GS. Sreeram Sundar Chaulia, Giám đốc Trung tâm Chính sách và quản trị toàn cầu (CGGP) trình bày.

Chương trình Toạ đàm Khoa học  “Tìm kiếm cân bằng quyền lực mới trong thế giới của Trump”

PGS.TS. Cù Chí Lợi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, TS. Võ Xuân Vinh , Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và các nghiên cứu viên trẻ từ các Viện khối nghiên cứu quốc tế của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.

Chủ đề chính của TĐKH xoay quanh những vấn đề của trật tự mới trong thế giới của Trump. Theo GS. Chaulia, chúng ta mong muốn Hoa Kỳ đóng vai trò cân bằng ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra gần đây (sự kiện Scaborough năm 2012, vụ việc Giàn khoan 981 năm 2014, sự kiện Doklam năm 2017) tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á cho thấy phản ứng của chính quyền Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama và Trump là rất hạn chế. Theo GS. Sreeram Sundar Chaulia, chúng ta không thể trông đợi vào vai trò cân bằng của Hoa Kỳ trong một trật tự thế giới mới dưới thời chính quyền Trump. Một xu hướng đang diễn ra là Hoa Kỳ đang tăng sự tập trung vào các vấn đề trong nước, giảm sự hiện diện của mình  tại chính trường quốc tế, và hạn chế vai trò của một cường quốc thế giới. Một số quan điểm cho rằng sự thay đổi phản ứng và chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ chấm dứt khi Trump ngừng nắm quyền. Khi đó, các chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ trở lại quỹ đạo cũ, nhưng GS. Sreeram Chaulia không cho là vậy. Trong một cuộc điều tra về ý kiến người dân Mỹ về Trung Quốc, phần lớn không nhận thấy sự đe doạ trực tiếp từ Trung Quốc. Ý kiến số đông (70%) dân số Mỹ không cho rằng việc duy trì hiện diện của Hoa Kỳ trên các khu vực khác của thế giới là cần thiết, mặc dù sự nổi lên của Trung Quốc trên thế giới. GS. cho rằng Mỹ đang đối mặt với những thách thức mang tính nội bộ: tình hình kinh tế chậm phát triển, các ý kiến thiếu tính đồng nhất trong chính phủ, ... Những năm gần đây, chính phủ Hoa Kỳ thiếu những chính sách lớn cho khu vực Nam Á, và giảm các hợp tác trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Đối với nhiều quốc gia, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn hàng đầu.

Trong hoàn cảnh đó, các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ cần làm gì? Ngoài việc tiếp tục hợp tác truyền thống, Giáo sư cho rằng, các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và Úc nên hình thành những nhóm “liên minh nhỏ” để giải quyết những vấn đề nổi lên từ tình thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược trong trật tự thế giới của Trump. Ấn Độ cũng đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác bên ngoài khu vực Nam Á, như Pháp, Nga, Nhật Bản. Theo ông, Việt Nam và Ấn Độ cần tìm các đồng minh và tự hình thành các nhóm hợp tác thay vì phụ thuộc và kỳ vọng vào các cường quốc. Trong hoàn cảnh hiện nay, các cơ chế hợp tác gắn liền kinh tế và chính trị. Các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Indonesia... có thể tìm kiếm sự hợp tác. Ấn Độ đang thực hiện những chính sách tập trung vào ASEAN nhưng trên thực tế, tình hình tại khu vực này còn phức tạp. Theo GS Sreeram Chaulia, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức đối với các nền kinh tế tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.

Sau trình bày của GS. Sreeram Chaulia, các khách mời tham dự chia sẻ ý kiến của mình về quan điểm của Úc đối với sự hình thành nhóm hợp tác trong khu vực, cam kết của Mỹ đối với châu Á, vai trò của Hàn Quốc trong tình hình mới... Các trao đổi xoay quanh các vấn đề cơ hội hợp tác của nhóm Bộ tứ QUAD. Mặc dù các nước thành viên đã triển khai những cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên vào ngày 27/9/2019, nhưng tổ chức này vẫn chưa thể hiện được vai trò tích cực. Những sáng kiến hợp tác chung giữa các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam cần được đẩy mạnh.

 


Phạm Thủy Nguyên


Print Feedback Send Email
Other news:
  • Hội nghị tạp chí 2019: Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (12/12/2019)
  • Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2019 (09/12/2019)
  • [22.10.2019] Hội thảo quốc tế: Quan hệ giữa Ấn Độ với các nước láng giềng trong bối cảnh mới (23/10/2019)
  • Toạ đàm trao đổi về tình hình của Ấn Độ trong Nhiệm kỳ 2 của Thủ tướng Modi (18/09/2019)
  • Hội thảo Quốc tế “Chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc với các nước trong khu vực” (15/07/2019)
  • Toạ đàm Khoa học “Hệ thống giáo dục và chiến lược giáo dục của Ấn Độ” (04/07/2019)
  • Toạ đàm khoa học “Sự hiện diện của người châu Âu tại Châu Á và các công ty Đông Ấn” (18/06/2019)
  • Hội thảo: Các tạp chí Khoa học Xã hội và công tác xuất bản trong Cách mạng 4.0 và Hội nhập Quốc tế (14/06/2019)
  • Tọa đàm Khoa học “Bầu cử Ấn Độ 2019: Một số phân tích và đánh giá” (16/05/2019)
  • Toạ đàm Khoa học ngày 16/04/2019 (16/04/2019)
Các tin đã đưa ngày:
Hoạt động Khoa học
  • Đề tài KH cấp Nhà nước
  • Đề tài KH cấp Bộ
  • Đề tài KH cấp cơ sở
  • Điểm nhấn
  • Nghiên cứu
  • Hội thảo - Tọa đàm
 
Tạp Chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á
​ 
  • Số 2(99) - THÁNG 2/2021
  • Số 1(98) - THÁNG 1/2021
  • Số 12(97) - THÁNG 12/2020
  • Số 11(96) - THÁNG 11/2020
  • Số 10(95) - THÁNG 10/2020
  • Số 9(94) - THÁNG 9/2020
 
Giới thiệu sách
  • Giới thiệu cuốn sách “Quan hệ giữa Ấn Độ với một số nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam” (Chủ biên: Lê Thị Hằng Nga)

  • Giới thiệu cuốn sách “India – Vietnam Enhancing Partnership” (Co-editors: Jayachandra Reddy G & Nguyen Xuan Trung)

  • Giới thiệu cuốn sách “Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2018: Những vấn đề văn hóa, xã hội và phát triển (Chủ biên: Trần Hoàng Long)

  • Giới thiệu Cuốn sách “India’s Relations with its Neighboring Countries in the New Context”

 

BẢN QUYỀN VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giấy phép số 197/GP-BC do Bộ VHTT cấp ngày 27/10/2005

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà VASS, Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 24.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: