• Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo viện
    • Hội đồng khoa học
    • Các phòng ban trực thuộc
    • Nhân sự
    • Quá trình phát triển
  • Hợp tác quốc tế
    • Hợp tác Quốc tế
    • Chương trình dự án HTQT
    • Các đối tác quốc tế
  • Hoạt động Khoa học
    • Đề tài KH cấp Nhà nước
    • Đề tài KH cấp Bộ
    • Đề tài KH cấp cơ sở
    • Điểm nhấn
    • Nghiên cứu
    • Hội thảo - Tọa đàm
  • Xuất bản phẩm
    • Tạp chí
    • Giới thiệu sách
    • Thể lệ gửi bài & đặt mua tạp chí
    • Ấn Phẩm công bố quốc tế
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Tin Quốc tế
    • Thông báo
  • Liên hệ
  •  
  • Hoạt động Khoa học
  • Đề tài KH Cấp Nhà Nước
Đề tài Khoa học Cấp Nhà Nước

Điều chỉnh chính sách hướng Đông của Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới và tác động đối với Việt Nam

Đề tài KH cấp Nhà nước

V1.2 – 2013.02

PGS.TS Ngô Xuân Bình

Bộ Khoa học và Công nghệ

Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á

2015 - 2016

Content:

1. Đề tài đã phân tích những nhân tố tác động đến sự chuyển hướng chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, bao gồm tác động của bối cảnh quốc tế mới và những nhân tố bên trong Ấn Độ. Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á, đó cũng là lý do mà các cường quốc đều hướng về khu vực này. Bối cảnh địa chiến lược ở khu vực đang thay đổi nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực. Xoay trục sang phía Đông trở thành xu hướng tất yếu, trong đó Ấn Độ vừa là chủ thể, vừa là khách thể của xu thế này.Ngoài ra, những nhân tố xuất phát từ nội bộ của Ấn Độ và yêu cầu phát triển đất nước cũng có tác động to lớn đến sự điều chỉnh chính sách hướng Đông của Ấn Độ, trong đó yêu cầu về phát triển kinh tế và ổn định chính trị là những nhân tố quan trọng nhất.

2. Đề tài đã khái quát một cách có hệ thống về sự ra đời, nội dung, mục tiêu và kết quả đã đạt được của Ấn Độ trong thời gian đầu triển khai chính sách hướng Đông. Để làm rõ hơn sự điều chỉnh chính sách hướng Đông của Ấn Độ, đề tài đã chỉ ra sự khác biệt của Hành động phía Đông so với Chính sách hướng Đông, bao gồm: Thứ nhất, ngoài các nước ASEAN, Ấn Độ còn mở rộng và gia tăng quan hệ với các nước Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa; Thứ hai, với chính sách Hành động Phía Đông, Thủ tướng Narendra Modi muốn can dự vào các vấn đề dài hạn trải rộng ra ngoài biên giới Ấn Độ, trong đó có vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, vấn đề Bắc Triều Tiên hay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria; Thứ ba, khi dịch chuyển chính sách hướng Đông từ quan sát sang hành động, từ thụ động sang chủ động, Thủ tướng Modi sử dụng chiến lược thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để kết nối Ấn Độ với khu vực xung quanh; Thứ tư, với phương thức tăng cường sức mạnh mềm, thủ tướng Narendra Modi cũng cố gắng tận dụng các truyền thống triết học và tôn giáo của Ấn Độ phục vụ cho chính sách đối ngoại, trong đó Phật giáo và Yoga đã đi đầu trong các nỗ lực phát huy quyền lực mềm của Ấn Độ trong chính sách Hướng Đông.

3. Đề tài đã phân tích được những nội dung cụ thể của sự điều chỉnh chính sách hướng Đông, trong đó quan trọng nhất là điều chỉnh chính sách của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Dựa vào những nhận định về bối cảnh quốc tế và khu vực, đề tài đã dự báo những xu thế chính trong điều chỉnh chính sách Hướng Đông của Ấn Độ trong tương lai gần, đồng thời khẳng định Đông Nam Á vẫn là trung tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ

4. Đề tài đã phân tích quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các mặt chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, thương mại, phát triển nguồn nhân lực, kết nối trong bảo vệ môi trường và hợp tác văn hóa. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá được tác động của sự điều chỉnh chính sách hướng Đông đến Việt Nam: Đối với Việt Nam, sự điều chỉnh chính sách hướng Đông của chính phủ Ấn Độ sẽ có những ảnh hưởng to lớn đối với Việt Nam. Bởi việc Ấn Độ tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á và khu vực biển Đông chính là chất xúc tác quan trọng góp phần gia tăng tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là khi Việt Nam và Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chung và Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của mình.  Từ đó đề tài đã đề xuất một số kiến nghị đối với Việt Nam và cả Ấn Độ nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Others:
  • Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh mới. ( 01/01/2013 - 30/12/2014)
Hoạt động Khoa học
  • Đề tài KH cấp Nhà nước
  • Đề tài KH cấp Bộ
  • Đề tài KH cấp cơ sở
  • Điểm nhấn
  • Nghiên cứu
  • Hội thảo - Tọa đàm
 
Tạp Chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á
​ 
  • Số 12(97) - THÁNG 12/2020
  • Số 11(96) - THÁNG 11/2020
  • Số 10(95) - THÁNG 10/2020
  • Số 9(94) - THÁNG 9/2020
  • Sô 8 (93) - THÁNG 8/2020
  • Vol.2, No. 1 - 2020
 
Giới thiệu sách
  • Giới thiệu Cuốn sách “India’s Relations with its Neighboring Countries in the New Context”

  • Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng N.Modi

  • Chính sách đối ngoại của Iran giai đoạn 2005 - 2019

  • Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1991

 

BẢN QUYỀN VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giấy phép số 197/GP-BC do Bộ VHTT cấp ngày 27/10/2005

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà VASS, Số 1 - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 24.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: